Hiện nay, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phức tạp, được thực hiện bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi khiến cho việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn. Có thể thấy, tài sản sở hữu trí tuệ là loại tài sản hết sức đặc biệt cả về giá trị tinh thần và giá trị kinh tế cho chủ sở hữu. Để có thể quản lý tốt nhất về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật cũng quy định về cách thức xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phù hợp. IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết “Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” dưới đây của chúng tôi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung cần tư vấn
Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo hướng dẫn tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ các quyền này bao gồm:
- Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
- Quyền tác sản: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp
- Các đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, khác với chế độ tự bảo hộ của quyền tác giả, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, cấp phép bảo hộ.
Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tùy từng trường hợp mà chủ thể bị xâm phạm sẽ lựa chọn các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, tuy nhiên, khi lựa chọn cần lưu ý đến các ưu, nhược điểm của từng biện pháp đó. Sau đây là những ưu nhược điểm để chủ thể có thể cân nhắc lựa chọn biện pháp phù hợp.
1. Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính được áp dụng đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong các trường hợp người có hành vi trái pháp luật có lỗi cố ý hoặc vô ý, nhưng hành vi xâm phạm chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ưu điểm
- Thủ tục đơn giản, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chủ thể bị xâm phạm khi thực hiện yêu cầu.
- Sử dụng biện pháp hiệu quả này sẽ chấm dứt được ngay hành vi xâm phạm của chủ thể xâm phạm
- Đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng, đảm bảo trật tự kinh tế, xã hội một cách lành mạnh.
Nhược điểm
- Chủ thể bị xâm phạm sẽ không có được bồi thường thiệt hại, muốn được bồi thường phải khởi kiện dân sự đối với chủ thể xâm phạm.
- Không bảo mật được thông tin
- Chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe quy mô nhỏ
- Hình thức phạt tiền nhẹ và không mang tính răn đe cao
Chủ thể bị xâm phạm nhờ đến thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp dân sự
Ưu điểm
- Thể hiện bản chất dân sự của quan hệ liên quan đến SHTT.
- Là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, khắc phục được những thiệt hại về vật chất và tinh thần, đặc biệt là đòi được bồi thường thiệt hại.
- Có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ và ngăn ngừa thiệt hại theo quy định tại Điều 207 Luật SHTT.
Nhược điểm
- Trình tự thủ tục phức tạp, tốn thời gian và chi phí cho việc yêu cầu thực hiện biện pháp.
- Chủ thể bị xâm phạm phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm quyền SHTT của chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp thì việc chứng minh này là không hề đơn giản.
3. Biện pháp hình sự
Ưu điểm
- Xử lý một cách triệt để hành vi xâm phạm của chủ thể xâm phạm.
- Tác dụng giáo dục, răn đe mạnh mẽ nhất. Tránh tình trạng xử lý rồi mà vẫn cố tình tái phạm.
Nhược điểm
- Trình tự thủ tục rườm rà, phức tạp. Tốn nhiều thời gian và chi phí.
- Không bảo mật được thông tin vì có sự tham gia của khá nhiều bên.
4. Thương lượng giữa hai bên
Ưu điểm
- Giúp chủ thể bị xâm phạm chủ động trong việc sử dụng các biện pháp áp dụng, cách thức giải quyết…
- Không phụ thuộc vào các thủ tục liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giúp cho việc giải quyết được nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian và tiền bạc;
- Bảo mật được thông tin liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp.
Nhược điểm
- Kết quả của việc thực hiện biện pháp hoàn toàn phụ thuộc vào bên vi phạm bởi ở đây hoàn toàn tôn trọng quyết định của hai bên và không có ràng buộc với các cơ quan nhà nước;
- Không có biện pháp cưỡng chế bắt buộc nên hiệu quả có thể sẽ không theo ý muốn của chủ thể bị xâm phạm.
Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: đăng ký bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.
Trên đây là bài của chúng tôi, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288