Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong công ty cổ phần

Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tại trong công ty cổ phần

Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong công ty cổ phần

Trước khi công ty cổ phần thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh để người lao động nước ngoài được cấp thị thực vào Việt Nam, người lao động cần có Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Công ty cổ phần nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài như thế nào? Sau đâu bài viết của VNNA “Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tại trong công ty cổ phần” sẽ giải đáp vấn đề trên.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động  2019 ;
  • Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014.

Nội dung tư vấn

Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong công ty cổ phần

Thành phần hồ sơ

Sau khi đã nhận được Giấy phép lao động hoặc Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động thì công ty cổ phần nộp hồ sơ đề nghị cấp thị thực cho người lao động nước ngoài, hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

1. Công văn đề nghị xét duyệt, kiểm tra nhân sự người nước ngoài nhập cảnh;

2. Bản sao có chứng thực giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã được cấp;

3. Các giấy tờ chứng minh nếu thuộc một trong các đối tượng được miễn thị thực sau đây:

– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

– Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định pháp luật của Việt Nam.

– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– Có quyết định đơn phương miễn thị thực của Việt Nam.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.

Ngoài ra, trước khi thực hiện thủ tục mời, bảo lãnh để người lao động nước ngoài được cấp thị thực vào Việt Nam, công ty cổ phần phải gửi hồ sơ thông báo, bao gồm các giấy tờ sau:

1. Văn bản thông báo về việc bảo lãnh cấp thị thực vào Việt Nam;

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký công ty;

3. Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

Việc thông báo này thực hiện khi lần đầu công ty có phát sinh nhu cầu bảo lãnh cho người lao động nước ngoài và chỉ khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo nêu trên thì mới thực hiện thông báo lại để cập nhật, bổ sung.

 

Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tại trong công ty cổ phần
Bảo lãnh cho người lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam tại trong công ty cổ phần

Các vấn đề về việc sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam Quý khách hàng vui lòng tham khảo tại đây.

Lưu ý

Thông thường, người lao động nước ngoài sẽ nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài; nhưng nếu người nước ngoài đó xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam hoặc trước khi đến Việt Nam phải đi qua nhiều nước, thì công ty có thể đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế.

Nếu chấp thuận cho việc nhập cảnh thì trong thời hạn từ 03 đến 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp thị thực, Cục Quản lý xuất nhập cảnh sẽ có văn bản trả lời đến công ty.

Sau khi nhận được văn bản trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, công ty thông báo cho người nước ngoài để họ làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại cửa khẩu, căn cứ theo nội dung ghi trong văn bản trả lời của Cục.

Các trường hợp người lao động không phải thông qua doanh nghiệp bảo lãnh

1. Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;

2. Thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

3. Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ;

4. Người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Tư vấn và tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng pháp lý, điều lệ công ty,…
  • Xin cấp các loại giấy phép con như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép tư vấn du học,…

Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy phép hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288