Khi nhận được thông báo dự định từ chối đơn từ cục SHTT, không ít chủ đơn đã chọn cách dễ dàng đó là chuyển đổi đơn từ “sáng chế” sang “giải pháp hữu ích” để được cấp bằng với suy nghĩ rằng, được cấp bằng còn tốt hơn là cuối cùng sẽ bị từ chối. Nhưng nếu có chiến lược đúng đắn, chủ đơn vẫn có thể theo đuổi việc cấp bằng sáng chế mà không phải chuyển đổi đơn sáng chế thành giải pháp hữu ích. Vậy trong bài viết này VNNA sẽ đưa ra phân tích cho bài viết về “Giải pháp cho các Sáng chế bị từ chối”. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp luật
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung cần tư vấn
Khái niệm về sáng chế
Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 và 2022: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề được xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Sáng chế có thể hiểu một cách đơn giản là một giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm như: máy móc, thiết bị, …Hoặc dưới dạng quy trình như: quy trình chuẩn đoán, dự báo,…nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Làm gì khi nhận được thông báo dự định từ chối đơn
- Trong trường hợp nhận được Thông báo dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn cần nghiên cứu kỹ nội dung của Thông báo xem có căn cứ pháp lý đầy đủ hay không? Lập luận có xác đáng hay không.
- Nếu người nộp đơn không đồng ý với quan điểm của Cục SHTT, trong vòng 02 tháng kể từ ngày ký Thông báo (thời hạn này có thể gia hạn thêm một lần 2 tháng), người nộp đơn có thể làm Công văn trả lời Thông báo nêu trên trong đó nêu ra các quan điểm của mình cũng như bổ sung thêm các tài liệu để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.
- Khi nhận được Công văn trả lời, Cục SHTT sẽ xem xét các ý kiến và lập luận, nếu thấy các ý kiến là hợp lý, Cục SHTT có thể chấp thuận và đồng ý cấp văn bằng bảo hộ, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ và phí đăng bạ.
- Ngược lại, Cục SHTT cũng có thể giữ nguyên quan điểm của mình khi thấy lập luận của người nộp đơn đưa ra không xác đáng và không có cơ sở pháp lý. Trong trường hơp này, Cục SHTT sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Việc phản biện qua lại giữa Cục SHTT và người nộp đơn là động tác hết sức bình thường trong quá trình theo đuổi đơn đăng ký SHTT.
Các vấn đề cần lưu ý khi làm công văn phản hồi thông báo dự định từ chối
- Những dấu hiệu kỹ thuật khác biệt: Để lập luận thành công rằng sáng chế xin đăng ký là mới so với các sáng chế đối chứng, chủ đơn cần xác định các đặc điểm khác biệt về kỹ thuật cụ thể hoặc các khía cạnh đổi mới trong sáng chế của họ. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cách công nghệ hiện đang được áp dụng trong ngành và cách sáng chế xin đăng ký khác với những thông lệ hiện có đó. Việc chỉ ra những đặc điểm khác biệt này sẽ tạo cơ sở cho việc đơn được cấp bằng sáng chế.
- Tính không hiển nhiên: Một trong những tiêu chí quan trọng để cấp bằng sáng chế là sáng chế phải không mang tính hiển nhiên đối với người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực liên quan. Bằng cách so sánh tổng các hiệu quả kỹ thuật riêng rẽ của từng giải pháp kỹ thuật của các nhà sản xuất trong ngành liên quan với hiệu quả kỹ thuật đạt được bởi nhóm dấu hiệu kỹ thuật của sáng chế, chủ đơn có thể xác định liệu sáng chế xin đăng ký chỉ đơn thuần là việc kết hợp hoặc gộp các thiết bị hoặc quy trình đã biết để vận hành theo cách thông thường của chúng hay là là sự kết hợp các giải pháp kỹ thuật đã biết với nhau theo cách không hiển nhiên.
- Phạm vi yêu cầu bảo hộ: Yêu cầu bảo hộ sáng chế xác định phạm vi bảo hộ được cấp cho một sáng chế. Bằng cách hiểu các quy trình sản xuất và ứng dụng công nghệ trong ngành, chủ đơn có thể soạn thảo các yêu cầu bảo hộ sáng chế chính xác hơn và xây dựng chiến lược để bảo hộ phạm vi rộng nhất có thể có. Điều này giảm thiểu nguy cơ chồng chéo với các giải pháp kỹ thuật đã biết khác, tăng khả năng được bảo hộ cũng như hạn chế khả năng sáng chế bị xâm phạm. Tuy nhiên, trong trường hợp đơn sáng chế sau quá trình thẩm định được kết luận là không có tính mới và trình độ sáng tạo so với các tài liệu đối chứng, chủ đơn có thể thực hiện việc sửa đổi phạm vi bảo hộ một cách phù hợp để vượt qua các đối chứng.
- Bằng chứng hỗ trợ: Trong trường hợp cần thiết, chủ đơn có thể thu thập thêm các bằng chứng hỗ trợ để củng cố cho các lập luận của mình, chẳng hạn như kết quả kiểm tra, thí nghiệm, mô phỏng hoặc ý kiến chuyên gia…, hỗ trợ cho lập luận rằng sáng chế xin đăng ký là đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.
- Tác động thị trường: Để thuyết phục hơn nữa cơ quan thẩm định sáng chế, chủ đơn có thể bổ sung thêm những thông tin chỉ ra sáng chế sẽ mang lại tác động tích cực cho ngành và thị trường. Điều này bao gồm giải thích làm thế nào các tính năng mới của sáng chế được áp dụng có thể giúp tiết kiệm chi phí, cải thiện hiệu quả, nâng cao hiệu suất hoặc các lợi ích khác. Sự hiểu biết rõ ràng về thực tiễn của ngành giúp người nộp đơn nói rõ những lợi thế này một cách hiệu quả.
- Ý kiến chuyên gia: Trong một số trường hợp, ý kiến chuyên môn của chuyên gia có thể cần thiết để hỗ trợ các lập luận về khả năng được cấp bằng sáng chế. Các chuyên gia có kiến thức về bối cảnh công nghệ và sản xuất của ngành có thể cung cấp các đánh giá chuyên sâu về sự khác biệt và hiệu quả của sáng chế xin đăng ký so với các giải pháp kỹ thuật đối chứng.
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế/ giải pháp hữu ích nói riêng;
- Thực hiện tra cứu sáng chế/ giải pháp hữu ích và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho sáng chế/ giải pháp hữu ích;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại sáng chế/ giải pháp hữu ích định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Xử lý xâm phạm quyền và các vấn đề liên quan,
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288