Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?

Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?

Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?

Mỗi năm có hàng trăm nghìn doanh nghiệp mới được thành lập, việc mua bán hay sáp nhập là điều không tránh khỏi. Các tài sản hữu hình khá là dễ dàng trong việc định giá khi mua bán nên chúng ta tạm thời không xét đến. Vậy các tài sản vô hình thì chúng ta xác định giá trị như thế nào? Đặc biệt là giá trị của các tài sản sở hữu trí tuệ ví dụ như giá trị thương hiệu chắc hẳn là 1 điều mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng quan tâm. Trong bài viết này, IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo các thông tin liên quan đến vấn đề “Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Luật Cạnh tranh năm 2018
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020

Nội dung tư vấn 

Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?

M&A là gì?

M&A là từ viết tắt của hai từ tiếng anh là Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A có thể được xem là một phương pháp giành quyền kiểm soát của một công ty, doanh nghiệp thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại công ty, doanh nghiệp đó.

Việc sáp nhập công ty đã được quy định tại điều 201 của Luật Doanh nghiệp 2020 và Khoản 2 Điều 29 của Luật Cạnh tranh 2018. Theo đó, sáp nhập doanh nghiệp là việc mà một hoặc một số công ty, doanh nghiệp sáp nhập vào một công ty hoặc doanh nghiệp khác bằng các hình thức chuyển nhượng tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. Hình thức này sẽ chính thức chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Theo Khoản 4 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018, hoạt động mua lại công ty hoặc doanh nghiệp có thể hiểu như sau: một công ty thực hiện mua lại một ngành, nghề hoặc mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần, tài sản của công ty khác với mục đích kiểm soát, chi phối công ty.

Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?

Phương pháp định giá thương hiệu

Phương pháp so sánh: 

  • Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường. Dựa trên cơ sở chi phí Định giá thương hiệu dựa trên cơ sở so sánh với một thương hiệu khác cùng loại có mặt trên thị trường.
  • Phương pháp so sánh giúp doanh nghiệp xác định được giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển thương hiệu không phục vụ cho lĩnh vực tài chính.
  • Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ luôn luôn khác nhau và không thể so sánh. Hơn nữa, trong cùng một lĩnh vực ngành • Theo điểm 10 của nội dung tiêu chuẩn tại thông tư 06/2014/TT-BTC quy định: “Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị nghề, cho dù các công ty có giống nhau về nhóm khách hàng, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, kênh phân phối thì mỗi công ty sẽ có khả năng làm gia tăng giá trị thương hiệu khác nhau. Vì vậy, phương pháp này chỉ có thể sử dụng để kiểm tra chéo với với các mô hình khác. 

Dựa trên cơ sở chi phí: 

  • Theo điểm 10 của nội dung tiêu chuẩn tại thông tư 06/2014/TT-BTC quy định: “Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.”
  • Giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những phí phát sinh hoặc chi phí thay thế để đưa thương hiệu đến tinh trạng hiện tại. Đó là tổng hợp của những chi phí như chi phí marketing, quảng cáo, truyền thông. Phương pháp dùng giá chênh lệch
  • Giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giả trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu. Dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
  • Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai. 
  • Có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu đối với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước. Phương pháp này không chính xác vì không có mối tương quan nào giữa chi phí đầu tư tài chính và giá trị gia tăng của thương hiệu. 

Phương pháp dùng giá chênh lệch:

Giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giả trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu.

Dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: 

  • Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.
  • Có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu đối với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước
Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?
Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?

Các bước định giá thương hiệu

Hiện nay khi các doanh nghiệp thực hiện M&A thì định giá thương hiệu là 1 việc vô cùng cần thiết để xác định được giá trị thực. Vậy các bước tiến hành định giá như thế nào, IP Ngọc Anh mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết.

Bước 1: Xác định phân khúc thị trường

  • Chia nhỏ thị trường thành nhiều nhóm không trùng lặp và đồng nhất căn cứ vào các tiêu chuẩn khả dụng như: sản phẩm hoặc dịch vụ, kênh phân phối, xu hướng tiêu dùng, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới, mức độ khó tính của khách hàng…
  • Thương hiệu sẽ được đánh giá trên từng phân khúc và tổng giá trị của từng phân khúc sẽ tạo nên giá trị của thương hiệu.

Bước 2: Phân tích tài chính

  • Nhận diện và dự đoán doanh thu, lợi nhuận có được từ tài sản vô hình cho từng phân khúc đã xác định trong bước 1.
  • Lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình được tính bằng cách lấy doanh thu từ tài sản vô hình trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi phí sử dụng vốn.

Bước 3: Phân tích nhu cầu

  • Đánh giá vai trò của thương hiệu trong việc tạo nên sức cầu hàng hóa và dịch vụ trong thị trường mà thương hiệu hoạt động sau đó xác định tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập từ thương hiệu tính trên tổng thu nhập từ tài sản vô hình được thể hiện bằng “chỉ số vai trò thương hiệu
  • Thu nhập từ thương hiệu được tính toán bằng cách nhân “Chỉ số vai trò thương hiệu” với tổng thu nhập từ tài sản vô hình.

Bước 4: Phân hạng cạnh tranh

Tìm hiểu điểm mạnh điểm yếu của thương hiệu từ đó rút ra “chỉ số chiết khấu thương hiệu” phản ánh rủi ro của khoản thu nhập mong đợi trong tương lai. Chỉ số chiết khấu thương hiệu được đo lường thông qua chỉ số sức mạnh của thương hiệu) 

Bước 5: Xác định giá trị của thương hiệu

  • Giá trị của thương hiệu là hiện giá (NPV) của tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, chiết khấu tại mức tỷ suất chiết khấu thương hiệu.
  • Quá trình tính toán NPV bao gồm cả giai đoạn dự báo và giai đoạn sau đó, phản ánh khả năng của thương hiệu trong việc liên tục tạo ra thu nhập trong tương lai.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Khi doanh nghiệp M&A giá trị thương hiệu được tính như thế nào?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288