Ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?

Ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?

Ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?

Nhượng quyền thương mại được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, từ thực phẩm đến bán lẻ đến dịch vụ. Ngành nào có tài sản sở hữu trí tuệ, có hệ thống kinh doanh hiệu quả thì có thể nhượng quyền. Vậy theo quy định pháp luật thì những ngành nghề nào sẽ được nhượng quyền thương mại? IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết “Những ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?” để biết thêm thông tin chi tiết!

Căn cứ pháp lý

  • Luật đầu tư năm 2020;
  • Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại thì hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại.

Nội dung cần tư vấn

Điều kiện kinh doanh hoạt động nhượng quyền thương mại

• Điều kiện với bên nhượng quyền thương mại

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
    Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
  2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.
  3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

Tuy nhiên theo quy định mới nhất hiện nay đã bãi bỏ điều kiện thứ 2 và thứ 3, bên nhượng quyền chỉ cần thỏa mãn 01 điều kiện để được phép cấp quyền thương mại đó là: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, đối với nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài Không phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

• Điều kiện đối với Bên nhận nhượng quyền

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Tuy nhiên, quy định này đã được bãi bỏ, do đó hiện nay, bên nhận quyền không chịu ràng buộc gì về điều kiện khi nhận quyền thương mại.

Như vậy, ta có thể thấy pháp luật đã loại bỏ bớt các điều kiện không cần thiết để tạo nên sự thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại.

Ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?
Ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?

Ngành nghề được nhượng quyền thương mại.

Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại thì hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại được quy định cụ thể như sau:

  • Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
  • Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
             Cụ thể:
  • Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh:
    Điều 6 Luật đầu tư năm 2020 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Theo đó, số ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh chỉ còn lại 8, so với 51 ngành nghề thuộc diện cấm trước đây.
  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:
    Điều 7 Luật đầu tư năm 2020 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo đó Ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được thu hẹp từ 272 xuống còn 227, sau khi một số ngành, nghề trùng lắp nhau được gộp lại hoặc bổ sung.

Do đó, nếu không thuộc danh mục ngành nghề bị cấm hay ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì các ngành nghề còn lại đều được phép nhượng quyền thương mại. Một số lĩnh vực ngành nghề khá phổ biến nên ưu tiên lựa chọn khi nhượng quyền thương mại hiện nay:

  • Lĩnh vực ăn uống
  • Lĩnh vực bán lẻ
  • Lĩnh vực cà phê
  • Lĩnh vực giáo dục và đào tạo
  • Lĩnh vực sức khỏe và làm đẹp
  • Lĩnh vực Thể Dục và Thể Thao
  • Lĩnh vực thời trang
  • Nhượng quyền giặt ủi/ chỗ rửa xe
  • Nhượng quyền gà rán/đồ ăn vặt
  • Nhượng quyền quán lẩu nướng
  • Nhượng quyền nhà thuốc
  • Kinh doanh nhượng quyền online
  • Nhượng quyền nhà sách
  • Nhượng quyền giao hàng

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Những ngành nghề nào được nhượng quyền thương mại?”, mọi thông tin vui lòng liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn 
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288