Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ, hay chi trả lương cho nhân viên thì việc phải thực hiện thủ tục phá sản là điều không thể tránh khỏi. Vậy ai là người có quyền nộp hồ sơ phá sản khi doanh nghiệp gặp phải tình trạng trên?
Căn cứ pháp lý
- Luật phá sản 2014;
- Luật doanh nghiệp 2020.
Nội dung tư vấn
Ai có quyền nộp hồ sơ phá sản?
1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Một doanh nghiệp được coi là phá sản khi
- Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán;
- Doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Tuyên bố phá sản có lợi gì?
Khi tiến hành tuyên bố phá sản, nhìn từ góc độ kinh tế sẽ là một biện pháp tốt để chấm dứt tình trạng làm ăn thua lỗ, không hiệu quả của doanh nghiệp.
Việc thực hiện thủ tục tuyên bố phá sản của doanh nghiệp sẽ có thể:
- Bảo đảm về vấn đề giải quyết các lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp, người lao động và các chủ nợ của họ một cách công khai, minh bạch và bình đẳng.
- Tạo cho doanh nghiệp thêm một cơ hội để có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nếu còn khả năng có thể phục hồi được.
Đối với doanh nghiệp việc yêu cầu tuyên bố phá sản là một hình thức để thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, cũng như nhằm giải thoát doanh nghiệp khỏi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ không có khả năng thực hiện.
Đối với các chủ nợ và người lao động trong doanh nghiệp, việc yêu cầu tuyên bố doanh nghiệp phá sản là một hình thức để có thể nhờ cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thanh lý tài sản của doanh nghiệp để thu hồi nợ, thanh toán các khoản tiền lương hoặc các nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp chưa chi trả.
Người tiến hành thủ tục phá sản
- Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm phán;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên;
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên trong quá trình giải quyết phá sản.
Thủ tục phá sản
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Bước 2: Tòa án nhận đơn
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Bước 4: Mở thủ tục phá sản
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Thủ tục phá sản chi tiết quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Dịch vụ thành lập, phá sản doanh nghiệp của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty, thủ tục phá sản doanh nghiệp cho khách hàng từ A-Z;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, thủ tục phá sản doanh nghiệp theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
- Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
- Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại IP Ngọc Anh.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Ai có quyền nộp hồ sơ phá sản?”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288