Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Trong thời gian gần đây, một hiện tượng mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó chính là hàng loạt các quán TRÀ SỮA MIXUE “mọc” lên khắp mọi nơi đặc biệt là tại thủ đô Hà Nội. Việc xuất hiện với 1 số lượng nhiều như vậy phần nào thấy được sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu và đây cũng chính là biểu hiện của hoạt động nhượng quyền thương mại. Vậy nhượng quyền thương mại là gì và các điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại ra sao? IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 

Nội dung tư vấn 

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại?

Thế nào là nhượng quyền thương mại?

Về khái niệm nhượng quyền thương mại thì theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 có nội dung cụ thể như sau:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

  • Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
  • Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại?

Để nói về điều kiện đối với hoạt động nhượng quyền thương mại, IP Ngọc Anh sẽ tiến hành đối chiếu giữa quy định cũ và quy định mới để Quý đọc giả nắm được thông tin hữu ích nhất.

Căn cứ Mục 1 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP; Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 120/2011/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Nghị định số 08/2018/NĐ-CP; điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định như sau:

Đối với bên nhượng quyền:

Theo quy định cũ, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền.

3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định số 35/2006/NĐ-CP.

Tuy nhiên theo quy định mới nhất hiện nay đã bãi bỏ điều kiện thứ 2 và thứ 3, bên nhượng quyền chỉ cần thỏa mãn 01 điều kiện để được phép cấp quyền thương mại đó là: hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Về việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, đối với nhượng quyền trong nước và nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài Không phải đăng ký nhượng quyền nhưng phải thực hiện chế độ báo cáo Sở Công Thương.

Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại
Điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại

Đối với bên nhận quyền:

Theo quy định trước đây, điều kiện để bên nhận quyền được phép nhận quyền thương mại là có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Tuy nhiên, quy định này đã được bãi bỏ, do đó hiện nay, bên nhận quyền không chịu ràng buộc gì về điều kiện khi nhận quyền thương mại.

Như vậy, ta có thể thấy pháp luật đã loại bỏ bớt các điều kiện không cần thiết để tạo nên sự thuận tiện cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại. 

Nhượng quyền thương mại đem lại những lợi ích gì? 

“Mua nhượng quyền cho phép bạn kinh doanh một thương hiệu không phải do mình tạo ra”. doanh nghiệp nhượng quyền cho phép đối tác nhận quyền quản lý và vận hành việc kinh doanh của mình ở một mức độ nhất định.
  1. Bạn không cần xây dựng thương hiệu mới từ đầu bởi việc xây dựng nên 1 thương hiệu sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức và thậm chí là rất nhiều chi phí;
  2. Nhượng quyền cho phép bạn kinh doanh một thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Điều này giúp đối tác nhận quyền có sẵn một lượng khách hàng mà không cần phải mất quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để quảng cáo mời chào,…
  3. Kinh doanh nhượng quyền giúp bạn dễ thành công hơn do thương hiệu và mô hình đã qua thử nghiệm và đạt kết quả kinh doanh cho thấy. Ngoài ra, chi nhánh nhượng quyền cũng mang đến cho khách hàng một lòng tin nhất định về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
  4. Mô hình nhượng quyền được hỗ trợ trước khi khai trương chi nhánh: lựa chọn địa điểm, thiết kế và xây dựng chi nhánh, đào tạo, hỗ trợ nguồn tài chính.
  5. Mô hình nhượng quyền cho phép hỗ trợ lâu dài và liên tục: đào tạo, marketing, hỗ trợ giám sát điều hành và hỗ trợ quản lý sẽ giúp tăng hiệu quả kinh doanh, mua hàng với chi phí rẻ hơn.

Bởi lẽ đó, dù bạn là doanh nghiệp chuyển nhượng hay doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hỗ trợ. 

Mời bạn đọc xem thêm bài viết: 

Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, mọi thông tin về cách phòng chống buôn lậu, gian lận dành cho chính các doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn 
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288