Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động, sự tồn tại của một doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân và quyền, nghĩa vụ liên quan trên thị trường kinh tế. Việc giải thể doanh nghiệp được quy định theo Luật doanh nghiệp và các văn bản có liên quan. Sau đây IP Ngọc Anh gửi đến quý khách hàng nội dung tư vấn về “Ai có quyền nộp đơn giải thể doanh nghiệp?”.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Nội dung tư vấn
Ai có quyền nộp đơn giải thể doanh nghiệp?
Những người có quyền quyết định vấn đề giải thể doanh nghiệp bao gồm:
- Chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
- Đại hội cổ đông đối với công ty cổ phần
- Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH.
- Tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Chi tiết về thủ tục, hồ sơ giải thể doanh nghiệp quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Các trường hợp giải thể doanh nghiệp
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
Quyết định giải thể doanh nghiệp này thể hiện sự tự nguyện của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp không muốn tiếp tục kinh doanh có thể bắt nguồn từ những lý do khác nhau, chẳng hạn như lợi nhuận công ty thấp, thua lỗ kéo dài, có mâu thuẫn nội bộ hoặc công ty không còn phù hợp với mục đích kinh doanh đề ra ban đầu và nhiều yếu tố khác. Trong trường hợp này, có thể quyết định giải thể doanh nghiệp để thu hồi vốn hoặc chuyển sang kinh doanh những loại hình doanh nghiệp khác với những chủ thể khác. Đây là quyết định hoàn toàn mang tính tự nguyện và chủ động.
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau. Khi không có đủ số lượng thành viên tối thiểu để tiếp tục tồn tại thì doanh nghiệp phải kết nạp thêm thành viên cho đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định mà doanh nghiệp không tiến hành kết nạp thêm thành viên khi số lượng thành viên của doanh nghiệp không đủ hoặc không chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp phù hợp thì sẽ phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là tấm giấy thông hành để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động của mình trên thị trường cũng như xác lập các quan hệ pháp lý với cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật. Do vậy, khi doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng có nghĩa là Nhà nước rút lại sự công nhận tư cách chủ thể kinh doanh đối với doanh nghiệp và doanh nghiệp không còn được công nhận về địa vị pháp lý và không còn được tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp
Tòa án
Trường hợp giải thể doanh nghiệp theo quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kinh doanh ngay sau khi nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa án đã có hiệu lực thi hành thì phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo đó là thông báo phải đăng tải quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể doanh nghiệp của Tòa án. Như vậy, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể doanh nghiệp.
Cơ quan đăng kí kinh doanh
Cơ quan đăng kí kinh doanh có nhiệm vụ và quyền hạn xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Như vậy, cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty, thủ tục giải thể doanh nghiệp cho khách hàng từ A-Z;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, thủ tục giải thể doanh nghiệp theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
- Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
- Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại IP Ngọc Anh.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Ai có quyền nộp đơn giải thể doanh nghiệp?”. Nếu quý khách hàng có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288