Tuy tạm ngừng kinh doanh là thủ tục đơn giản, nhưng để thực hiện đúng theo Quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ các điều kiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo được quyền và lợi ích của doanh nghiệp, khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Nội dung tư vấn
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp
Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, nó tương tự như quyền được đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký kinh doanh và giải thể, phá sản công ty. Tuy nhiên để thực thi quyền này thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước khi tạm ngừng kinh doanh ít nhất 3 ngày làm việc;
- Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Nhiều doanh nghiệp thành lập không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế dẫn đến kê khai thuế không đầy đủ. Khi đó, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng thì mới đủ điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh;
- Trước khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp không bị treo hồ sơ hoặc chưa hoàn tất các hồ sơ liên quan khác trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Nhiều doanh nghiệp thực hiện sửa đổi thông tin công ty hoặc thêm vốn, cổ đông, thay đổi trụ sở và hoàn tất hồ sơ nộp tới Sở kế hoạch và đầu tư nhưng nhận được phản hồi yêu cầu bổ sung. Với yêu cầu này thì buộc doanh nghiệp phải hoàn tất hồ sơ hoặc thủ tục trước đó để bắt đầu quá trình nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh.
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Quy định doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh là hợp lý để có thể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của khách hàng, của người lao động.
Quy định này giúp nhà nước có thể kiểm soát các công ty tạm ngừng kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ và thoái thác trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký, các nghĩa vụ với người lao động.
Các khoản phí và việc kê khai thuế khi tạm ngừng kinh doanh quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Chi tiết về thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh và hoạt động trở lại trước thời hạn
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Tư vấn và tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng pháp lý, điều lệ công ty,…
- Xin cấp các loại giấy phép con như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép tư vấn du học,…
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy phép hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288