Dù có những tác động từ ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, song thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội tỏa sáng trong năm 2023. Sau COVID-19, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã sáp nhập chậm lại so với tốc độ kỷ lục vào năm 2021, với tổng số thương vụ trong năm 2022 giảm 3% từ 142 còn 138. Tuy nhiên, tổng giá trị thương vụ vẫn tăng nhẹ 6% so với con số ước tính năm 2021, đạt 5,7 tỉ USD (theo Mergermarket).
Thực trạng các doanh nghiệp ở Việt Nam đã sáp nhập
Năm 2022 ghi nhận nhiều thương vụ M&A đáng chú ý. Đơn cử, trong ngành thực phẩm và đồ uống, Công ty TNHH Swire Coca-Cola (công ty con của Công ty TNHH Swire Pacific) đã mua lại Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam với giá 1,01 tỉ USD. Cũng trong năm này, một thương vụ đáng chú ý khác là Masan Group mua 65% cổ phần của Phúc Long Heritage với giá 260 triệu USD, nâng tỉ lệ sở hữu lên 85%. Chỉ một năm sau khi về tay Masan, định giá của Phúc Long tăng lên gần 450 triệu USD.
Đến đầu năm 2023, lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng (F&B) tiếp tục “nóng” với việc Công ty CP Tập đoàn KIDO thông báo sẽ đầu tư để nắm quyền chi phối tại Công ty TNHH MTV Chế biến Thực phẩm Thọ Phát – đơn vị sở hữu thương hiệu nổi tiếng Bánh bao Thọ Phát. Dù không tiết lộ giá trị thương vụ, KIDO cho biết đây là khoản đầu tư lớn. Thương vụ này đồng thời đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của KIDO trong lĩnh vực chế biến bánh, dần hiện thực hóa mục tiêu xếp thứ 2 ngành chế biến bánh Việt Nam, sau Mondelez Kinh Đô Việt Nam (thuộc Tập đoàn Mondelez International, Mỹ).
Những rào cản đối với hoạt động sáp nhập tại Việt Nam
Rào cản pháp lý
Về tổng thể, một giao dịch sáp nhập công ty ở Việt Nam đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài phải chịu sự chi phối của 7 luật khác nhau: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật chứng khoán, Luật môi trường, Luật mua bán tài sản, Luật nhà đất. Chưa kể đến những thông tư nghị định có thể ban hành bất cứ lúc nào và thời gian để hoàn tất, thông qua các thủ tục pháp lý thông thường mất rất nhiều thời gian. Ngay cả khi 2 bên đều là doanh nghiệp trong nước, các thủ tục pháp lý cũng không đơn giản hơn. Mọi rào cản, chậm trễ về thời gian đều tốn kém và có thể làm các doanh nghiệp vụt mất thời cơ và dễ dàng đổi ý.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Rào cản định giá doanh nghiệp
Doanh nhân Việt Nam thường định giá mua bán và sáp nhập trên số tiền họ đã đầu tư. Trong khi đó, doanh nhân Âu Mỹ lại dựa vào giá thị trường hay dòng tiền. Đây thường là một mâu thuẫn khó giải quyết nếu các con số này cách biệt nhau quá xa. Một vài doanh nghiệp lớn có thể đồng ý sử dụng một nhà định giá độc lập, nhưng phí tổn cung là một vấn đề. Một yếu tố nữa là việc định giá các tài sản vô hình (công nghệ, thương hiệu, kinh nghiệm…) gây rất nhiều tranh cãi.
Rào cản về văn hóa kinh doanh
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa, yếu tố xã hội đặc trưng và những yếu tố này chính là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, không thể phủ nhận cùng với quá trình toàn cầu hóa sâu rộng là sự giao thoa của các nền văn hóa khác nhau giữa các vùng miền và trên thế giới. Sự giao thoa này sẽ làm thay đổi cách sống, tâm lý cũng như tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quá trình sáp nhập doanh nghiệp.
Rào cản về tính minh bạch
Rào cản điển hình cuối cùng chính là những số liệu về tài chính và hoạt động mà các doanh nghiệp Việt Nam công bố. Rất nhiều báo cáo được ngụy tạo và che đậy, khiến bức tranh toàn cảnh khó được đối tác nước ngoài hình dung. Nguy hiểm hơn chính là những khoản nợ bị che giấu, những tài sản được thổi phồng hay giấy phép không rõ ràng. Doanh nghiệp Việt Nam cũng bị tiếng xấu là hay thổi phồng về khả năng và tiềm lực. Không có minh bạch trung thực, thì việc sáp nhập khó tồn tại lâu dài và làm mất niềm tin của nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu.
Dù với đối tác nào, M&A tại Việt Nam vẫn gặp rất nhiều cản trở, khiến tỷ lệ thành công của các giao dịch ở mức thấp. Do đó, việc xóa bỏ các rào cản để thúc đẩy thị trường sáp nhập phát triển lành mạnh, trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp và của nền kinh tế giai đoạn phục hồi hiện nay.
Các lưu ý trước khi sáp nhập doanh nghiệp quý khách vui lòng tham khảo tại đây.
Dịch vụ sáp nhập, thành lập doanh nghiệp của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty, sáp nhập doanh nghiệp cho khách hàng từ A-Z;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
- Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
- Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại IP Ngọc Anh
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sáp nhập doanh nghiệp, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288