Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Chắc hẳn khi sử dụng mạng xã hội bạn không còn quá xa lạ khi bắt gặp những video bị đánh bản quyền dẫn đến mất âm thanh. Bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả là một trong những quyền dành cho tác giả/chủ sở hữu tác phẩm. Vậy thực chất quyền này là gì và thời gian bảo hộ như thế nào? IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết “Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 17/2023/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Quyền tác giả là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ mà không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ gồm những quyền nào?

Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Trong đó, mỗi quyền được quy định như sau:

Quyền nhân thân:

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023), quyền nhân thân bao gồm:

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm;
  • Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản:

Căn cứ Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2022, quyền tài sản bao gồm:

  • Làm tác phẩm phái sinh;
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, Trừ trường hợp: Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo Luật Sở hữu trí tuệ; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại.
  • Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình. Trừ trường hợp: Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối.
  • Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
  • Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ

Thời gian bảo hộ quyền tác giả là bao lâu? 

Theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả được bảo hộ trong thời hạn cụ thể như sau:

Đối tượng

Thời hạn

Quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm). Vô thời hạn
Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản, bao gồm:
– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh. 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên
– Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. 100 năm kể từ khi tác phẩm được định hình.
– Các tác phẩm không thuộc loại hình trên. Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.
– Đối với tác phẩm khuyết danh mà khi các thông tin về tác giả xuất hiện. Suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả chết.
Lưu ý: Thời hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Quyền tác giả trong luật sở hữu trí tuệ”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288