Theo VCPMC, thời gian qua, trên thị trường xuất hiện tình trạng một số công ty, cá nhân kinh doanh nhạc tìm cách liên hệ, đặt vấn đề ứng trước/trả trước cho thành viên của VCPMC một khoản tiền để hủy hợp đồng ủy quyền với VCPMC và ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt hoặc hợp đồng độc quyền hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng cho phép họ sử dụng tác phẩm âm nhạc để kinh doanh trên các lĩnh vực. Trước tình trạng đó, IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết “Cân nhắc kỹ trước khi chuyển giao quyền tác giả” để hiểu rõ về chuyển giao quyền cũng như những điều cần lưu ý khi thực hiện chuyển giao.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Cân nhắc kỹ trước khi chuyển giao quyền tác giả
Thế nào là chuyển giao quyền tác giả?
Chuyển giao quyền tác giả được hiểu là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền của tác giả theo quy định của pháp luật cho tổ chức, cá nhân khác. Chuyển giao quyền tác giả bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả (gọi là quyền liên quan).
Chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan
Quy định tại Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (SHTT), chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền sau đây cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
- Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
- Quyền của tổ chức phát sóng.
Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân theo quy định, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân.
Trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền theo quy định như:
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Các quyền tài sản theo quy định như: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao chép tác phẩm,…;
- Quyền tài sản của người biểu diễn (Điều 29 Luật này);
- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình (Điều 30);
- Quyền của tổ chức phát sóng.
Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân theo quy định pháp luật.
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết:
- Ý tưởng kinh doanh có đăng ký bản quyền được không?
- Viết lại lời bài hát có bị coi là vi phạm bản quyền không?
Cân nhắc kỹ trước khi chuyển giao quyền tác giả
Thông tin từ VCPMC cho biết, nếu ký hợp đồng chuyển nhượng bán đứt, trước mắt các nhạc sĩ sẽ nhận về một khoản tiền nhất định, đổi lại, họ sẽ không còn là chủ sở hữu quyền tác giả và bị mất vĩnh viễn các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ SHTT.
Trong khi đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Luật SHTT, nếu tác giả không bán vĩnh viễn quyền tác giả, thời hạn tác phẩm được bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và có giá trị thừa kế cho gia đình thêm 50 năm nữa.
Trung tâm cũng nêu ví dụ thời gian qua, đã có không ít trường hợp làm tác phẩm phái sinh hoặc cover nhưng đánh mất tinh thần, giá trị nguyên bản và thông điệp của tác phẩm gốc, có thể gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả theo quy định quyền nhân thân tại khoản 4 Điều 19 Luật SHTT.
Bên cạnh đó, nếu ký hợp đồng độc quyền, chuyển quyền sử dụng nhưng thành viên không giới hạn về phạm vi và thời gian sử dụng, sau này, theo VCPMC phân tích, tuy hết thời hạn độc quyền và/hoặc sử dụng nhưng quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng trong bản ghi vĩnh viễn thuộc về bên độc quyền hoặc bên nhận chuyển quyền. Do đó, các nhạc sĩ/tác giả không thể kiểm soát và không nhận được tiền nhuận bút trong trường hợp họ hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá nhân khác.
Thậm chí chính nhạc sĩ/tác giả còn có thể bị ‘đánh gậy bản quyền‘ trên nền tảng YouTube nếu phát hành bản ghi có giai điệu trùng lặp với bản ghi của bên độc quyền hoặc nhận chuyển quyền đã phát hành trước đó.
Chưa kể, nếu thành viên chuyển quyền trùng lặp cho bên khác có thể dẫn đến trách nhiệm bồi thường khi có tranh chấp xảy ra.
Chính vì thế, VCMPC đã gửi các khuyến cáo đến các nhạc sĩ thành viên và các tác giả để chủ sở hữu tác phẩm cân nhắc và cẩn trọng khi chuyển giao quyền tác giả.
Nguồn: sohuutritue.net.vn
Dịch vụ đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng;
- Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho tác phẩm;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Cân nhắc kỹ trước khi chuyển giao quyền tác giả”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288