Hiện nay, bánh ngọt là một sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng vừa đơn giản dễ làm mà cũng đa dạng, hợp khẩu vị của khách hàng. Bởi lẽ đó, mà rất nhiều bạn trẻ hiện nay ấp ủ dự án khởi nghiệp thông qua hình thức kinh doanh bánh ngọt, bánh sinh nhật,… Cùng với đó là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó chính là “bán bánh ngọt có cần đăng ký kinh doanh không?”. Để giải đáp vấn đề này, IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Bán bánh ngọt có cần đăng ký kinh doanh không?
Bán bánh ngọt có cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm không?
Đối với các trường hợp bắt buộc phải xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thì việc được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh là bước đầu tiên trong quá trình chuẩn bị để cơ sở sản xuất kinh doanh đó đi vào hoạt động.
Pháp luật cấm việc các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống thuộc các đối tượng bắt buộc phải xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoạt động mà chưa được cơ quan chức năng cấp giấy phép. Do đó, hãy lưu ý những bước sau để thực hiện đúng và tiết kiệm thời gian khi xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bán bánh ngọt có cần đăng ký kinh doanh không?
Phải khẳng định rằng, cửa hàng bánh ngọt là loại hình kinh doanh bắt buộc phải đăng ký kinh doanh:
Điều 79. Hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trò trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương
Bán bánh ngọt không đăng ký kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu?
Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ của chủ sở hữu trong trường hợp này. Vậy nếu không đăng ký sẽ bị xử phạt rất nặng, cụ thể:
Xử phạt không đăng ký hộ kinh doanh:
Điều 41. Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Xử phạt không đăng ký thành lập công ty
Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế;
b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh bánh ngọt
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt
Thành phần hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.
- Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện
Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, thủ tục liên quan, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cá thể thực hiện gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện – nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.
Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.
Bước 4: Tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi đăng ký, xin giấy phép kinh doanh thì bạn cần tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể đi vào kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:
- Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);
- Bản sao công chứng Giấy CN đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.
Thời gian sử dụng Giấy phép an toàn thực phẩm: Giấy phép an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp. Khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép an toàn thực phẩm trước 6 tháng tính đến ngày giấy phép an toàn thực phẩm hết hạn để có thể tiếp tục thực hiện việc kinh doanh thực phẩm của mình.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:
- Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
- Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
- Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
- Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
- Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
- Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại IP Ngọc Anh
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Bán bánh ngọt có cần đăng ký kinh doanh không?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288