Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất không phải là cái tên quá xa lạ đối với mọi người nhưng có lẽ cũng không phải là cái tên phổ biến như doanh nghiệp đất động sản, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… Vậy thực chất doanh nghiệp chế xuất là gì? Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất ra sao? VNNA mời bạn đọc tham khảo bài viết: Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 35/2022/NĐ-CP
  • Nghị định 18/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp chế xuất là gì? 

Theo khoản 21 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Đồng thời, hoạt động chế xuất cũng được quy định tại khoản 20 Điều 2 Nghị định này, cụ thể:

20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Từ những quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

(1) Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;

(2) Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

(3) Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Các điều kiện này được quy định chi tiết tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:

  • Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa;
  • Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng;
  • Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư 2020 thì thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc về:

– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;

– Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư đối với:

  • Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
  • Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
  • Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu chế xuất.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp  như: 

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu 
  • Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
  • Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại VNNA

Trên đây là tư vấn của VNNA về “Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất”, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288