Tương tự như kiểu dáng công nghiệp, đối với sáng chế pháp luật cũng có những quy định về quyền sử dụng trước. Vậy trong trường hợp nào thì chủ thể có quyền sử dụng trước và cần tuân thủ những quyền và nghĩa vụ gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của VNNA!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Sáng chế – Giải pháp hữu ích là gì?
Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Trong đó, giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.
Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:
Thứ nhất là sản phẩm:
- sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc
- sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;
Thứ hai là quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.
Quyền sử dụng trước đối với sáng chế
Quyền của người có quyền sử dụng trước đối với sáng chế
Quyền này được thể hiện như sau: Sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế được bảo hộ. Việc thực hiện quyền này không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế.
Việc đặt ra quyền của người sử dụng trước sáng chế đảm bảo được tình huống nhiều người cùng nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kỹ thuật giống nhau nhưng một trong số họ không đăng ký bảo hộ, trong khi người khác nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một sáng chế của họ và được ghi nhận là chủ sở hữu. Khi đó chủ thể không đăng ký bảo hộ sáng chế vẫn được sử dụng sản phẩm của mình trong một phạm vi mà mình đã chuẩn bị và không bị chủ sở hữu sáng chế đã được bảo hộ ngăn cấm.
Nghĩa vụ của người có quyền sử dụng trước đối với sáng chế
Người được sử dụng trước sáng chế có nghĩa vụ sau:
- Không được chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
- Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho phép.
Quy định nêu trên như vậy vừa đảm bảo được quyền của người có sáng chế vừa đảm bảo được quyền của chủ sở hữu sáng chế đã được đăng ký bảo hộ độc quyền.
Cụ thể: Đảm bảo người có sáng chế có quyền định đoạt đối với sản phẩm trí tuệ của mình, được quyền chuyển giao sản phẩm của mình cho chủ thể khác nhưng chỉ được chuyển giao toàn bộ, được mở rộng phạm vi, khối lượng kinh doanh nếu được chủ sở hữu sáng chế cho phép. Vì để đảm bảo quyền khai thác sáng chế của chủ sở hữu đã được đăng ký bảo hộ. Bởi lẽ chủ thể thực hiện đăng ký hộ sáng chế của mình sẽ được sự bảo vệ, đảm bảo quyền chủ sở hữu của pháp luật cao hơn so với người có quyền sử dụng trước sáng chế.
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế/ giải pháp hữu ích nói riêng;
- Thực hiện tra cứu sáng chế/ giải pháp hữu ích và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho sáng chế/ giải pháp hữu ích;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại sáng chế/ giải pháp hữu ích định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Xử lý xâm phạm quyền và các vấn đề liên quan,
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288