Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đặc biệt là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế ngày càng xuất hiện nhiều, có xu hướng tăng và có nhiều hình thức gian xảo,… Vì vậy việc nhận biết cũng như xác định các yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là vô cùng quan trọng. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Sáng chế là gì? Làm thế nào để bảo vệ sáng chế?

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Để sáng chế của mình được pháp luật bảo vệ thì các chủ thể cần thực hiện đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp lệ phí theo đúng quy định. Tuy nhiên, sáng chế cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đối với sáng chế bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế cần đáp ứng điều kiện: (1) có tính mới; (2) có trình độ sáng tạo; (3) có khả năng áp dụng công nghiệp;
  • Đối với sáng chế bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cần đáp ứng điều kiện: (1) có tính mới; (2) không phải hiểu biết thông thường; (3) có khả năng áp dụng công nghiệp.

Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Hành vi nào bị coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế? 

– Sử dụng sáng chế được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

– Sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với sáng chế tại Điều 131 của Luật SHTT, cụ thể:

  • Trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế biết rằng sáng chế đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký, trong đó chỉ rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
  • Trong trường hợp đã được thông báo theo quy định mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng sáng chế thì khi Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp, chủ sở hữu sáng chế có quyền yêu cầu người đã sử dụng sáng chế phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế
Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam: Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Như vậy, nếu hành vi bị xem xét có đủ các căn cứ nêu trên là có thể bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế.

Yếu tố xâm phạm quyền sở hữu đối với sáng chế 

Căn cứ để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế là phạm vi bảo hộ sáng chế được xác định theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

  • Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
  • Quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;
  • Sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế.

Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan sáng chế/giải pháp hữu ích như: 

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế/ giải pháp hữu ích nói riêng; 
  • Thực hiện tra cứu sáng chế/ giải pháp hữu ích và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho sáng chế/ giải pháp hữu ích;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại sáng chế/ giải pháp hữu ích định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Xử lý xâm phạm quyền và các vấn đề liên quan,

Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288