Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp về bản chất cũng giống như hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ thông thường. Tuy nhiên, đối tượng được bán lại là một một tổ chức có chức năng, nhiệm vụ và tài sản riêng. Việc mua lại doanh nghiệp được hiểu như việc mua lại các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Bên mua lại sẽ tiếp tục kế thừa và tiếp tục thực hiện các công việc của doanh nghiệp bán. Vậy cần lưu ý điều gì trước khi mua bán hoặc ký kết hợp đồng mua bán, VNNA mời bạn đọc tham khảo bài viết “Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp”. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Lưu ý trước khi tiến hành mua bán doanh nghiệp

Lưu ý khi mua bán doanh nghiệp 

Về khía cạnh pháp lý

Theo Vinbrains, khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp Việt Nam nằm rải rác ở Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ phương diện pháp lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc mua lại doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt pháp lý cho nhà đầu tư.

Báo cáo tài chính

Nhà đầu tư cần xem xét các báo cáo tài chính và các bản khai thuế của công ty trong vòng từ 3-5 năm qua để đánh giá được tình trạng tài chính hiện tại và các xu hướng tài chính trong tương lai của công ty trước khi mua lại.

Đội ngũ nhân viên

Sự thành công của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào đội ngũ lãnh đạo mà còn dựa vào chất lượng của đội ngũ nhân viên. Những nhân viên chủ chốt là tài sản quan trọng đối với nhiều doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần xác định xem đội ngũ nhân viên có tầm quan trọng như thế nào đối với sự thành công của doanh nghiệp. Xác định trình độ chuyên môn cũng như khả năng làm việc và định hướng tương lai của đội ngũ nhân viên.

Khách hàng

Việc mua lại doanh nghiệp có mục đích chủ yếu là tận dụng những điều kiện có sẵn để tạo bàn đạp cho nhà đầu tư phát triển ở một thị trường mới. Do đó, nhà đầu tư cần tìm hiểu về lượng khách hàng, mối quan hệ hợp tác và lợi nhuận của doanh nghiệp mục tiêu trong thời điểm hiện tại để có thể tạo nền tảng cho việc ổn định, xây dựng và phát triển lượng khách hàng của doanh nghiệp sau khi mua lại. Khách hàng là tài sản quan trọng nhất của công ty, phải bảo đảm là các khách hàng cũng bền vững như những tài sản hữu hình khác.

Thương hiệu

Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Nhà đầu tư thường lựa chọn doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng mà họ hướng tới. Bởi việc mua lại doanh nghiệp có thương hiệu sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, giá trị thương hiệu cũng tỷ lệ thuận với giá trị giao dịch khi mua lại doanh nghiệp. Vì vậy, nhà đầu tư cần định giá thương hiệu một cách hợp lý, phù hợp với ngân sách.

Lưu ý trước khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp 

Khi đề cập đến mua bán doanh nghiệp tức là đề cập đến hình thức mua bán doanh nghiệp của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, trước khi ký kết hợp đồng này, cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Đối tượng của hợp đồng mua bán là doanh nghiệp tư nhân và hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản;
  • Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác;
  •  Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động;
  • Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
  • Nội dung cơ bản trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp mà pháp luật quy định phải có.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp như:

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Tư vấn và tiến hành thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng pháp lý, điều lệ công ty,…
  • Xin cấp các loại giấy phép con như: giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép tư vấn du học,…

Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hay giải đáp các thắc mắc liên quan đến giấy phép hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288