Có thể bạn đã biết; để giảm thiểu rủi ro hồ sơ bị từ chối khi đăng ký hay giải quyết các vấn đề liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp, việc ủy quyền cho tổ chức đại diện có đầy đủ điều kiện hành nghề, kinh nghiệm và năng lực chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Nhưng có bao giờ bạn đã từng thắc mắc rằng các đại diện được khách hàng ủy quyền đăng ký nhãn hiệu thực hiện công việc gì chưa? Về vấn đề này; VNNA sẽ giải đáp dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Đại diện SHTT là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 151 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019) thì đại diện SHTT là một ngành dịch vụ, bao gồm:
- Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp;
- Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
Như vậy, tổ chức đại diện SHTT là các tổ chức tư vấn, đại diện, thay mặt bạn để nộp hồ sơ đăng ký, sửa đổi, gia hạn, hay phản hồi các thông báo của cơ quan nhà nước, xử lý các hành vi xâm phạm cho các đối tượng sở hữu công nghiệp … Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng được quyền đại diện cho tổ chức, cá nhân để làm đại diện SHTT, mà chỉ có những tổ chức đáp ứng các điều kiện và được cấp Giấy phép thì mới được thực hiện dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Đại diện được khách hàng ủy quyền đăng ký nhãn hiệu thực hiện công việc gì?
Sau khi được khách hàng tin tưởng và ủy quyền thực hiện đăng ký nhãn hiệu IP Ngọc Anh – đại diện SHTT sẽ thực hiện những công việc chính sau:
Tra cứu nhãn hiệu
Đây không phải là bước bắt buộc nhưng vô cùng quan trọng giúp cho các bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu.
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:
- Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks;jsessionid=8B2066042704FBFFD55D7F07268036FF?0&query=*:*
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
- Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
- Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
- Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu
Thông thường hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A
Đây là giấy tờ quan trọng không thể thiếu, theo đó các tổ chức đại diện sẽ là chủ thể thực hiện điền và ký tờ khai theo đúng quy định
- Thực hiện mô tả chi tiết nhãn hiệu
- Thực hiện điền các thông tin chủ đơn
- Thực hiện phân loại nhóm sản phẩm/dịch vụ
- …
Về hướng dẫn chi tiết cách điền tờ khai bạn có thể tham khảo bài viết: Cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
(2) 05 Mẫu nhãn hiệu thuốc giảm cân kèm theo
Mẫu nhãn đúng kích thước quy định; bạn cần chuẩn bị ít nhất là 06 mẫu nhãn trong đó 01 mẫu dán tại tờ khai và 05 mẫu nộp kèm. Lưu ý về chất lượng in mẫu nhãn có thể làm thay đổi màu của nhãn hiệu khác so với mô tả, đây là một lý do có thể dẫn đến đơn bị từ chối.
(3) Chứng từ nộp phí, lệ phí:
Thông thường giấy tờ này bạn sẽ nhận được ngay tại khi nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ nên thường không cần chuẩn bị.
(4) Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp):
Đã là ủy quyền cho tổ chức đại diện thì giấy tờ không thể thiếu đó chính là giấy ủy quyền; đây là loại giấy tờ chứng minh về phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức đại diện khi thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu, tránh tình trạng ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ đơn. Hơn thế nữa, đối với các tổ chức cá nhân là người nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì chắc chắn phải có giấy ủy quyền cho đại diện.
Ngoài ra; trong một vài trường hợp cần chuẩn bị các giấy tờ khác (nếu có) như:
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Nộp và theo đuổi đơn cho đến khi nhận văn bằng
Đại diện khách hàng thực hiện nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (Hà Nội) hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, tổ chức đại diện sẽ tiến hành nộp đầy đủ lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Giới thiệu về VNNA – Đại diện SHTT tại Việt Nam và Quốc tế
Với đội ngũ Luật sư và công sự giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên sâu và tâm huyết với nghề, Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA&Associates đã và đang cung cấp tốt các dịch vụ Sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý, tổ chức đào tạo các lớp sở hữu trí tuệ… được sự tín nhiệm tốt của các khách hàng.
Cung cấp sở hữu trí tuệ toàn diện cho các khách hàng, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ lâu năm và có nhiều kinh nghiệm, đã thẩm định trên 20.000 đơn đăng ký nhãn hiệu, 600 kiểu dáng công nghiệp, 900 quyền tác giả,… tư vấn và tham gia giải quyết rất nhiều trường hợp tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ nhân sự có nhiều kinh nghiệm giúp khách hàng xử lý nhiều trường hợp tranh chấp về sở hữu trí tuệ trong quá trình hoạt động. Với tôn chỉ là hết lòng phụng sự khách hàng, vì vậy đã được nhiều doanh nghiệp tín nhiệm là đối tác đáng tin cậy trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra VNNA còn là đơn vị tư vấn sở hữu trí tuệ thường xuyên cho những cá nhân, doanh nghiệp, hỗ trợ sở hữu trí tuệ cho các công ty trong suốt quá trình hoạt động. Hiện nay, chúng tôi đang tư vấn thường xuyên cho các khách hàng tiêu biểu như: Thiết kế website, thực phẩm, đồ uống giải khát, đặc sản vùng miền, trà sữa, đồ gia dụng, quần áo, nội thất, dịch vụ salon tóc, phân bón, xây dựng….v.v
Chúng tôi cam kết nỗ lực hết mình để mang đến những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, luôn luôn đồng hành cùng khách hàng. Sự hài lòng, tín nhiệm của khách hàng là niềm hạnh phúc, nguồn động lực thúc đẩy chúng tôi phát triển.
Trên đây là tư vấn của VNNA về “Đại diện được khách hàng ủy quyền đăng ký nhãn hiệu thực hiện công việc gì”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288