Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất, không thể thiếu trong khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên cho đến hiện nay vẫn còn rất nhiều người do chưa nắm rõ cách viết tờ khai sao cho chuẩn nên rất nhiều đơn đã bị từ chối do thông tin tờ sai không chính xác hay thiếu chữ ký, các thông tin cơ bản,… Bởi vậy trong bài viết này, VNNA sẽ hướng dẫn quý đọc giả cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Tải xuống mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất
Hiện nay, mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất là mẫu số 04 – NH – Phụ lục A, Ban hành kèm theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
VNNA mời quý đọc giả xem trước và tải xuống mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu:
Hướng dẫn cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- Góc phải trên cùng của tờ khai là phần “Dấu nhận đơn” phần này dành cho cơ quan có thẩm quyền nên người khai để trống;
- Tiếp theo, tại ô (1) bao gồm ba phần: mẫu nhãn hiệu, loại nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu. Trong đó; tại phần mẫu nhãn hiệu người khai dán mẫu nhãn có kích thước không vượt quá 80x80mm, mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu sắc được bảo hộ, nếu không phải được trình bày dưới dạng đen trắng; Phần loại nhãn hiệu thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng; Phần mô tả cần nêu đúng màu sắc, chỉ rõ những yếu tố cấu thành như hình ảnh, chữ,…
- Ô (2) là phần dành cho chủ đơn, ghi đầy đủ các thông tin cá nhân: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email, fax (nếu có). Trường hợp ngoài chủ đơn thứ nhất còn chủ đơn khác thì thực hiện kê khai thông tin tại trang bổ sung;
- Ô (3) là phần dành cho đại diện của chủ đơn: có 3 ô vuông nên người khai cần tích vào ô thích hợp. Tích (X) vào ô thứ nhất nếu là người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên; tích vào ô thứ hai nếu là tổ chức đại diện đủ điều kiện hành nghề , có giấy ủy quyền của chủ đơn; tích vào ô thứ ba nếu cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài.
- Ô (4) là yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: đánh dấu (X) vào ô phù hợp và điền thông tin theo yêu cầu; nếu không được hưởng quyền ưu tiên thì bỏ trống phần này;
- Ô (5) là phần phí và lệ phí;
- Ô (6) là phần tài liệu có trong đơn: tích (X) vào những ô có tài liệu mà bạn chuẩn bị (lưu ý chỉ thực hiện thao tác tại phần bên trái tờ giấy, phần bên phải dành cho cán bộ). Nếu có các tài liệu khác thì ghi rõ tên tài liệu và số lượng tại trang bổ sung;
- Ô (7) liệt kê tên các loại hàng hóa, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu, phân thành nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hóa dịch vụ theo thỏa ước Ni xơ;
- Ô (8): Mô tả đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận về nguồn gốc địa lý, chất lượng, các đặc tính khác (đối với nhãn hiệu chứng nhận);
- Ô (9) tại phần cam kết của chủ đơn thì ký và ghi rõ họ tên.
Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký nhãn hiệu
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Cách viết tờ khai đăng ký nhãn hiệu”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ ngay để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288