Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng

Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng

Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng

Phát sóng thực chất là việc truyền đi những tín hiệu âm thanh hoặc hình ảnh và kể cả âm thanh và hình ảnh của một tác phẩm, một cuộc biểu diễn, hay những bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng đến công chúng bằng các phương tiện vô tuyến, hữu tuyến và cả phương tiện vệ tinh khác nhau. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì các chương trình phát sóng cũng sẽ được bảo hộ. Vậy bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng như thế nào? Hành vi nào bị coi là xâm phạm và xử phạt ra sao? … Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng

Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng

Các chương trình phát sóng thuộc về phạm vi bảo hộ của quyền liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Và chủ sở hữu của đối tượng này sẽ được bảo hộ các quyền tương ứng. Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì chủ sở hữu của những chương trình phát sóng sẽ là tổ chức phát sóng. Chủ thể này được định nghĩa tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 22/201/NĐ-CP thì chủ thể này là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Quyền của chủ thể này được quyền liên quan bảo hộ theo quy định tại Điều 31 Luật này bao gồm:

  • Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình
  • Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình
  • Định hình chương trình phát sóng của mình
  • Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình

Chương trình phát sóng được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
  • Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ theo quy định nêu trên với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

Những quyền này sẽ được bảo hộ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định tại Điều 34 Luật này. Và quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. Thời hạn bảo hộ này sẽ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

Hành vi xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng

Các hành vi xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng bao gồm: 

  1. Chiếm đoạt quyền của tổ chức phát sóng.
  2. Mạo danh tổ chức phát sóng.
  3. Công bố, sản xuất và phân phối chương trình phát sóng mà không được phép của tổ chức phát sóng.
  4. Sao chép, trích ghép đối với chương trình phát sóng mà không được phép của tổ chức phát sóng.

Tại Điều 34 Nghị định 131/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định xử lý hành chính đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng như sau:

Hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với tổ chức như sau:

Quy định khung phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, cá nhân có hành vi trích ghép chương trình phát sóng mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ có mức phạt gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.  Đồng thời buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.

Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng
Bảo hộ chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng

Hồ sơ, thủ đăng ký bảo hộ chương trình phát sóng 

Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:

  • Tờ khai đăng ký.
  • Hai bản sao bản định hình chương trình phát sóng.
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu chương trình phát sóng thuộc sở hữu chung.

Thủ tục đăng ký 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Chủ sở hữu tác phẩm chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định pháp luật như phần giới thiệu trên của VNNA.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chủ sở hữu bộ phim hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục bản quyền tác giả.

Địa chỉ cục bản quyền:

  • Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng;

Trường hợp người nộp đơn không sinh sống hoặc làm việc tại các tỉnh/thành phố trên có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 2: Theo dõi hồ sơ và Nhận giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác phẩm 

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cục Bản quyền tác giả sẽ tiến hành thẩm định đơn:

  • Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện bảo hộ, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo quyết định cấp Giấy chứng nhận và yêu cầu người nộp đơn nộp các khoản phí đăng ký theo quy định.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cục sẽ thông báo từ chối và nêu rõ lý do bằng văn bản cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung hoặc có phản hồi về quyết định này.

Khi có xác nhận hồ sơ hợp lệ và quyết định cấp Văn bằng bảo hộ; người nộp đơn tiến hành nộp các khoản lệ phí quy định và nhận Giấy chứng nhận tại Cục Bản quyền tác giả. Đối với tác phẩm báo chí thì phải nộp mức phí là 100.000 đồng/ Giấy chứng nhận theo như Điều 4 Thông tư 211/2016/TT-BTC.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288