Trong kinh doanh; bất cứ một doanh nghiệp nào cũng sở hữu của riêng mình các chiến lược kinh doanh các khách hàng tiềm năng riêng,… và đặc biệt là sở hữu bí mật kinh doanh. Vậy Bí mật kinh doanh là gì? Quy định SHTT về bí mật kinh doanh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Bí mật kinh doanh là gì? Quy định SHTT về bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là gì?
Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
Bí mật kinh doanh có thể là quy trình tạo ra 1 sản phẩm nào đó hay danh sách khách hàng tiềm năng;… Ví dụ: công thức tạo ra món bánh crep cốm độc đáo.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh:
- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp. Và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
- Đối với trường hợp, bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong quá trình thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Tóm lại; Bí mật kinh doanh được định nghĩa là thông tin bất kỳ mà:
Quy định SHTT về bí mật kinh doanh
Quy định về xác lập quyền SHTT đối với bí mật kinh doanh
Căn cứ theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Bí mật kinh doanh được mặc nhiên được bảo hộ, không cần phải đăng ký bảo hộ. Chỉ cần đáp ứng được hai điều kiện:
- Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh
- Thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh.
Bí mật kinh doanh được bảo hộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Quy định về quyền của chủ sở hữu đối với bí mật kinh doanh
Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh có các quyền sau:
- Sử dụng bí mật kinh doanh.
- Ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
- Định đoạt bí mật kinh doanh.
Sử dụng bí mật kinh doanh
Sử dụng bí mật kinh doanh thực hiện các hành vi sau:
- Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá.
- Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
Ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh
Khi có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh, chủ sở hữu bí mật kinh doanh sẽ thực hiện quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh.
Định đoạt bí mật kinh doanh
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể định đoạt như sau:
- Chuyển nhượng quyền sử dụng. Tức là bên nhận chuyển nhượng chỉ có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, là bí mật kinh doanh. Bên chuyển nhượng không được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhưng bên chuyển nhượng vẫn là chủ sở hữu của bí mật kinh doanh.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Tức là bên chuyển nhượng chuyển giao toàn bộ tất cả các quyền của mình về bí mật kinh doanh sang cho bên nhận chuyển nhượng. Trong đó bao gồm cả quyền sử dụng. Bên nhận chuyển nhượng sẽ là chủ sở hữu của bí mật kinh doanh.
Việc chuyển nhượng sẽ phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Đối tượng không được bảo hộ là bí mật kinh doanh
Không được bảo hộ là bí mật kinh doanh với các thông tin sau đây:
- Bí mật về nhân thân
- Bí mật về quản lý nhà nước
- Bí mật về quốc phòng, an ninh
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
Dịch vụ sở hữu trí tuệ của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ: bản quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu,…;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả hay sở hữu công nghiệp;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục khác.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Bí mật kinh doanh là gì? Quy định SHTT về bí mật kinh doanh?”, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288