Mọi người thường biết đến nhiều hơn về quyền tác giả và thường nhầm lẫn giữa quyền tác giả và quyền liên quan. Ví dụ: 1 bài hát được sáng tác bởi nhạc sĩ A nhưng người biểu diễn và thể hiện ca khúc đó lại là ca sỹ B, vậy thì quyền tác giả ở đây là thuộc nhạc sỹ A còn ca sỹ B sẽ có quyền đăng ký bảo hộ quyền liên quan. Vậy làm thế nào để phân biệt quyền tác giả và quyền liên quan? Mời bạn đọc tham khảo bài viết “So sánh quyền tác giả và quyền liên quan”.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Thế nào là quyền tác giả và quyền liên quan?
Trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, khái niệm quyền tác giả đã được quy định rất rõ trong Luật sở hữu trí tuệ như sau:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Như vậy, quyền tác giả là một bộ phận tương đối độc lập của quyền sở hữu trí tuệ với những đặc trưng riêng của nó trong mối tương quan với quyền sở hữu công nghiệp.
Khoản 3 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Tóm lại, quyền liên quan chính là sự quy định của pháp luật nhằm ghi nhận và bảo vệ quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh, truyền hình,…đối với kết quả sáng tạo, đầu tư của họ trong việc truyền tải, phổ biến tác phẩm.
So sánh quyền tác giả và quyền liên quan
So sánh quyền tác giả và quyền liên quan về điểm giống nhau
Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả có những điểm tương đồng như sau:
- Về mục đích: quyền tác giả và quyền liên quan đều là quyền của các chủ thể được ghi nhận trong luật Sở hữu trí tuệ. Mục đích của quyền này nhằm tạo cho chủ thể sở hữu quyền những giá trị vật chất và tinh thần. Đồng thời, hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan của những chủ thể khác.
- Căn cứ xác lập quyền tác giả và quyền liên quan không cần phải thông qua thủ tục đăng ký. Tức là khi một tác phẩm ra đời, chúng có thể được bảo hộ tự động mà không cần đăng ký, nộp lưu, nộp phí hay thực hiện bất cứ một thủ tục hành chính nào khác.
- Đây là quyền chỉ được bảo hộ có thời hạn. Khi hết thời hạn bảo hộ, chúng sẽ không được bảo hộ nữa và được coi là thuộc về sở hữu công cộng.
So sánh quyền tác giả và quyền liên quan về điểm khác nhau
Để phân biệt giữa quyền tác giả và quyền liên quan, VNNA sẽ thể hiện trong bảng dưới đây:
Các tiêu chí | Quyền tác giả | Quyền liên quan |
Căn cứ phát sinh | Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới dạng hình thức vật chất nhất định. Không có sự phân biệt về nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn từ hay việc tác phẩm đó đã được công bố và đăng ký hay chưa. | Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện không gây phương hại đến quyền tác giả. |
Đối tượng được bảo hộ | – Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; Tác phẩm báo chí,..– Tác phẩm phái sinh không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. | – Cuộc biểu diễn– Bản ghi âm, ghi hình
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá |
Chủ thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ | Các tác giả người trực tiếp sáng tạo ra tài sản trí tuệ và chủ sở hữu quyền tác giả | Chính người biểu diễn, chủ sở hữu cuộc biểu diễn hay nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng |
Thời hạn bảo hộ | – Các quyền nhân thân: bảo hộ vô thời hạn trừ quyền công bố tác phẩm;– Các quyền tài sản: Có thời hạn bảo hộ như sau:
+ Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh: Thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. + Tác phẩm còn lại: Có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. |
– Quyền của người biểu diễn: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.
– Quyền của tổ chức phát sóng: năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện. |
Nội dung bảo hộ | Quyền tác giả bảo hộ về quyền nhân thân và quyền tài sản | Chủ yếu bảo hộ về quyền tài sản, chỉ có người trực tiếp biểu diễn mới có quyền nhân thân |
Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
- Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288