Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích

Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích

Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích

Nhắc đến từ “sáng chế” là bạn có thể nghĩ ngay tới 1 sản phẩm được chế tạo dựa trên sự sáng tạo của não bộ con người. Như vậy đã là sáng chế thì phải “mới” và đó cũng là 1 trong những điều kiện để sáng chế được bảo hộ theo quy định. Vậy tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích được xác định như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Sáng chế/giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Điều kiện bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có trình độ sáng tạo;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có tính mới;
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích 

Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ có quy định:

“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”

Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

  • Thứ nhất: sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật sở hữu trí tuệ;
  • Thứ hai: sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
  • Thứ ba: sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Tính mới của sáng chế phải mang tính chất tuyệt đối, tức là sáng chế cũng phải mới so với toàn thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.

Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích
Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích

Tiêu chí chưa bị bộc lộ công khai

– Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

– Thời điểm để xác định một sáng chế bị bộc lộ công khai là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

– Hình thức bộc lộ công khai có thể là sáng chế sáng chế đã được sử dụng, mô tả bằng ấn phẩm tư liệu, mô tả bằng thuyết trình, giảng dạy, đăng tải trên Internet, lưu thông trên thị trường…hoặc bằng bất kỳ cách bộc lộ nào khác miễn để cho người khác biết đến sáng chế của mình.

– Để xác định một sáng chế có tính mới hay không thì cần có sự so sánh, đối chiếu với các đối chứng cụ thể. Các đối chứng này không chỉ giới hạn trong phạm vi những đăng kí sáng chế, văn bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài mà còn phải tra cứu ở cả những công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu thuộc lĩnh vực.

Một điểm cần lưu ý nữa là khi dùng các tài liệu đối chứng thì không được kết hợp tài liệu của từng phần riêng biệt yêu cầu bảo hộ mà phải đánh giá tổng thể. Ví dụ như yêu cầu bảo hộ một cái bàn có bánh xe di chuyển được cấu tạo từ mặt bàn của chiếc bàn thông thường và chân bàn có bánh xe di chuyển của chiếc ghế có bánh xe, thì khi bảo hộ, phải tìm tài liệu đối chứng là tổng thể cái mặt bàn + chân ghế có bánh xe chứ không thể dẫn chứng tài liệu từ sản phẩm bàn và ghế trên để xét nghiệm sáng chế.

Tiêu chí không trùng lặp với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó

Sáng chế để bảo đảm tính mới thì phải đảm bảo sự không trùng lặp hoặc có ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản khác biệt so với các giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định về trường hợp ngoại lệ trong việc xác định tính mới của sáng chế. Theo đó, sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

  • Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký.
  • Sáng chế được người có quyền đăng ký công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
  • Sáng chế được người có quyền đăng ký trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

Đây là các trường hợp mà sự biết đến và bộc lộ của sáng chế đến từ những người có điều kiện nhất định và giới hạn số lượng biết đến sáng chế như người kiểm định; cộng sự cùng tạo ra sáng chế đó hoặc số lượng người tới xem triển lãm (số lượng này có thể giới hạn được). Tuy nhiên, với trường hợp này, những người cộng sự cùng làm ra sáng chế phải có một thoả thuận về việc giữ bí mật tính mới của sáng chế, nhưng khi một người trong số đó phá vỡ quy tắc, bộc lộ sáng chế ra với bên ngoài thì sáng chế này cũng bị coi là không còn tính mới.

Để một sáng chế được bảo hộ, việc xem xét về tính mới là vô cùng quan trọng và cũng là một quá trình tương đối phức tạp. Vì vậy, trước khi quyết định đăng ký cho một sáng chế nào đó, chủ sở hữu sáng chế cần phải kiểm tra tính mới của sáng chế mà mình sở hữu, để chắc chắn rằng sáng chế đó vẫn chưa bị bộc lộ công khai và khác biệt đáng kể với những sáng chế được bảo hộ trước đó.

Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của IP Ngọc Anh

IP Ngọc Anh cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến đăng ký bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích như: 

  • Tư vấn khả năng bảo hộ của sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích
  • Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung thay đổi sản phẩm cho phù hợp
  • Thực hiện tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký
  • Thay mặt khách hàng trên cơ sở giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký sau khi được nộp và thông báo đến khách hàng từng giai đoạn thẩm định đơn đăng ký sáng chế;
  • Trả lời thông báo hoặc nhận thông báo, quyết định từ cơ quan đăng ký liên quan đến sáng chế đăng ký
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký sáng chế và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích ra các nước trên thế giới;
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến sáng chế/giải pháp hữu ích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Tính mới của sáng chế/giải pháp hữu ích”, nếu bạn có mong muốn duy trì hiệu lực các văn bằng bảo hộ hoặc mong muốn thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,… hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn 
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288