Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa

Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa

Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa

Đã nhắc tới thời học sinh thì không ai là không biết đến sách giáo khoa: sách giáo khoa toán, sách giáo khoa lịch sử,… Đây là một loại sách bắt buộc trong chương trình học, cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh. Vậy sách giáo khoa có đăng ký bản quyền được không? Hồ sơ đăng ký ra sao? Tất cả những vấn đề này IP Ngọc Anh sẽ giải đáp cho bạn đọc thông qua bài viết “Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa”. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Sách giáo khoa có đăng ký bản quyền được không? 

Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác phẩm phái sinh được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Như vậy, sách giáo khoa là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Ngay khi sách giáo khoa được sáng tạo và được thể hiện trên giấy thì sách giáo khoa được bảo hộ quyền tác giả. Sách giáo khoa phải đảm bảo do chính tác giả sáng tạo ra, có tính nguyên gốc, không được sao chép từ bất kỳ tác phẩm nào khác. Mọi hành vi sử dụng sách giáo khoa phải được phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

Ở đây, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo các tác giả sáng tác. Do đó, Bộ Giáo dục và đào tạo là chủ sở hữu quyền tác giả của sách giáo khoa nên có khi sử dụng sách giáo khoa phải được sự cho phép của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa 

Hồ sơ đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa 

Theo quy định tại Điều 50 Luật SHTT cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Tờ khai đăng ký bản quyền tác phẩm viết 
  • 02 bản in tác phẩm 
  • Giấy uỷ quyền hoặc hợp đồng ủy quyền; 
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

Ngoài các tài liệu nêu trên tác giả, chủ sở hữu cần phải cung cấp những tài liệu đăng ký như sau:

  • Giấy cam đoan của tác giả;
  • Bản sao giấy phép kinh doanh/quyết định thành lập (trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)
  • Quyết định giao việc trong trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân;​
Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa
Đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa

Thủ tục đăng ký bản quyền cho sách giáo khoa

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Quý khách hàng cần chuẩn bị các loại giấy tờ theo phân tích trên của IP Ngọc Anh.

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ thể sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.

Địa chỉ cục bản quyền:

  • Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng;

Trường hợp người nộp đơn không sinh sống hoặc làm việc tại các tỉnh/thành phố trên có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Bước 2: Theo dõi hồ sơ đăng ký tại Cục bản quyền tác giả

Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 3: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền phần mềm

Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm, ngược lại hồ sơ cần bổ sung hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho phần mềm.

Dịch vụ đăng ký quyền tác giả của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng;
  • Thực hiện đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm tại Cục bản quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288