Hiện nay vấn nạn hàng giả hàng nhái ngày càng nghiêm trọng; cho dù cơ quan Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý nhưng tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đây chính là một trong hững biểu hiện của vi phạm kiểu dáng công nghiệp khi hình dáng mẫu mã của các sản phẩm đang bị bắt chước làm giả làm nhái rất nhiều.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung tư vấn
Thế nào là vi phạm kiểu dáng công nghiệp?
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Còn vi phạm kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng những kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ trước đó nhưng không có sự cho phép của chủ sở hữu hoặc sử dụng kiểu dáng công việc giống với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký trước đó mà vẫn còn trong thời hạn còn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.
Nói cách khác, vi phạm kiểu dáng công nghiệp chính là xâm phạm đến quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
Các trường hợp vi phạm kiểu dáng công nghiệp?
Điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các trường hợp bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp bao gồm:
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu.
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù.
Ngoài ra, Điều 12 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN còn hướng dẫn thêm về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Sản phẩm/phần sản phẩm được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tập hợp các đặc điểm hình dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
- Sản phẩm/phần sản phẩm về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.
- Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.
Thực trạng vi phạm kiểu dáng công nghiệp
Hiện nay tình trạng doanh nghiệp khác vi phạm quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu ngày càng trở nên phổ biến, theo chiều hướng phức tạp.
Đa phần doanh nghiệp khi phát hiện ra vi phạm thì bắt đầu nghĩ cách đối phó với vi phạm, gây mất thời gian, chi phí… Vì hành vi sản xuất hàng giả, hàng nhái luôn tạo ra siêu lợi nhuận, kinh tế.
So với hàng thật, hàng giả có mẫu mã, kiểu dáng giống hàng thật, được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn bởi giá trên thị trường rất rẻ .
Thứ hai, nhiều chủ sở hữu Kiểu Dáng Công Nghiệp chưa thực sự ý thức và chú ý đến việc đăng ký bảo hộ độc quyền kiểu dáng sản phẩm của mình, chưa có kế hoạch bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ một cách khoa học.
Thực tế, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam có bộ phận chuyên chăm lo về Sở Hữu Trí Tuệ, do đó việc phát hiện vi phạm Sở Hữu Trí Tuệ nói chung và vi phạm về Kiểu dáng công nghiệp nói riêng thường không kịp thời. Hay việc xử lý vi phạm mới dừng mức tương đối nhẹ là phạt hành chính, do vậy chưa đủ sức răn đe với hành vi hiện nay.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
- Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288