Việc nghiên cứu và sáng tạo ra một kiểu dáng công nghiệp mất khá nhiều thời gian nên không thể tránh khỏi việc nhiều người có cùng ý tưởng; cùng nghiên cứu về một kiểu dáng công nghiệp dẫn đến trùng hoặc tương tự nhau. Vậy trong những trường hợp như thế này pháp luật quy định ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: “Quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp” để giải đáp các thắc mắc trên. IP Ngọc Anh hy vọng bài viết này hữu ích với bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung tư vấn
Quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp
Thế nào là quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp?
Quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp được hiểu là quyền của các chủ thể đã nghiên cứu hoặc sử dụng kiểu dáng công nghiệp trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Cụ thể quyền này được quy định tại khoản 1 điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ:
Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký KDCN mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng KDCN đồng nhất với kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử KDCN trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu KDCN được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước KDCN không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.
Điều kiện hưởng quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp
Như vậy, để có thể được hưởng quyền sử dụng trước; người sử dụng kiểu dáng công nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải có hành vi sử dụng của người sử dụng trước diễn ra trên thực tế, có nghĩa là họ đã trực tiếp khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc đã chuẩn bị đầu tư để khai thác đối tượng đó như đã lập nhà xưởng, mua thiết bị máy móc, vật tư, thuê mướn nhân công…
- Việc sử dụng hoặc triển khai chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải diễn ra trước ngày công bố đơn đăng kí yêu cầu bảo hộ.
- Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đưa vào khai thác được tạo ra một cách độc lập với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được bảo hộ.
Nghĩa vụ của người có quyền sử dụng trước
Theo quy định tại khoản 2 điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ, người có quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Người có quyền sử dụng trước kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng KDCN. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu KDCN cho phép.
Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có tính mới: KDCN được coi là có tính mới nếu kiểu dáng đó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên.
- Có tính sáng tạo: KDCN được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các KDCN đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký KDCN trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: KDCN được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là KDCN đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
- Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288