Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một trong những thành phần không thể thiếu, nó giúp cơ quan SHTT xác định rõ đối tượng bạn yêu cầu bảo hộ ở đây là gì, chi tiết ra sao. Tuy nhiên; hiện nay hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi phải thực hiện mô tả kiểu dáng công nghiệp. Trong bài viết này; VNNA sẽ giới thiệu tới Quý đọc giả về cách viết mô tả kiểu dáng công nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung tư vấn
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm các tài liệu gì?
Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp; chủ thể có nhu cầu chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bao gồm các nội dung sau:
- Tên kiểu dáng công nghiệp;
- Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
- Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
- Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
- Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
- Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Các tài liệu khác (nếu có):
- Giấy ủy quyền (nếu nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Cách viết mô tả kiểu dáng công nghiệp
Nội dung bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
Trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, cần xác định những nội dung cơ bản sau:
- Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp
- Phân loại Kiểu dáng công nghiệp
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp
- Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết
- Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ
- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp
Cách viết mô tả kiểu dáng công nghiệp
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp cần có nội dung rõ ràng như sau:
- Tiêu đề: Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
- Tên kiểu dáng công nghiệp: Ví dụ như Lọ hoa, Hộp đựng sản phẩm,…
- Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp: Ví dụ như sử dụng đựng hoa, đựng nước, đựng dụng cụ gia đình,…
- Phân loại Kiểu dáng công nghiệp: Theo bảng phân loại quốc tế
- Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có
- Liệt kê ảnh chụp Kiểu dáng công nghiệp
Trong đó, hình ảnh trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:
- Ảnh 1: Ảnh chụp tổng thể của Kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh 2: Ảnh chụp mặt trước của Kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh 3: Ảnh chụp mặt sau của Kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh 4: Ảnh chụp mặt trái của Kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh 5: Ảnh chụp mặt phải của Kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh 6: Ảnh chụp mặt trên của Kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh 7: Ảnh chụp mặt dưới của Kiểu dáng công nghiệp
Lưu ý về ảnh chụp:
- Cần liệt kê tất cả, lần lượt các ảnh chụp (ảnh chụp tổng thể, mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên), hình vẽ, phối cảnh 3 chiều, hình chiếu mặt cắt kiểu dáng của sản phẩm theo thứ tự trong tờ khai
- Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét, bản vẽ phải được thể hiện bằng đường nét liền, nền của ảnh chụp, bản vẽ phải có màu đồng nhất với nhau và cùng tương phản với kiểu dáng công nghiệp
- Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ
- Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm
- Ảnh chụp, bản vẽ phải được thể hiện theo cùng một chiều và lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh của kiểu dáng công nghiệp đó, hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, phía sau, từ bên phải, bên trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên và các hình phải được thể hiện chính diện
- Với các kiểu dáng công nghiệp có hình đối xứng thì ảnh chụp, hình vẽ có thể không cần thể hiện thêm các hình chiếu đối xứng, với điều kiện cần nêu rõ điều đó trong phần liệt kê ảnh chụp, bản vẽ thuộc bản mô tả
– Mô tả kiểu dáng công nghiệp như sau:
- Kiểu dáng công nghiệp gồm các phần…
- Mô tả cụ thể từng phần một cách chi tiết
- Bản chất của kiểu dáng công nghiệp: Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, và có sự khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.
– Yêu cầu bảo hộ: Bảo hộ tổng thể kiểu dáng công nghiệp như được thể hiện trên bộ bản vẽ và phần mô tả.
Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
- Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của VNNA về “Cách viết mô tả kiểu dáng công nghiệp”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288