Hàng xuất khẩu có nên đăng ký nhãn hiệu không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều người đặt ra hiện nay. Chúng ta đều biết rằng: hàng giả, hàng nhái là 1 vấn nạn vô cùng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, ảnh hưởng đến chính các doanh nghiệp và sâu xa hơn là ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia khi mà những hàng xuất khẩu lại mang tính xâm phạm.
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Hàng xuất khẩu có nên đăng ký nhãn hiệu?
Hàng xuất khẩu (exports) là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một nước, nhưng được bán ra và tiêu dùng ở nước khác. Xuất khẩu hàng hóa còn gọi là xuất khẩu hữu hình để phân biệt với xuất khẩu dịch vụ (xuất khẩu vô hình). Vậy hàng xuất khẩu có nên đăng ký nhãn hiệu không thì VNNA xin đưa ra câu trả lời là CÓ. Xuất phát từ những lý do sau:
- Thứ nhất, việc đăng ký nhãn hiệu là 1 cách để bạn bảo vệ hàng xuất khẩu của mình, tránh bị các chủ thể khác trong và ngoài nước xâm phạm. Đã là doanh nghiệp thì chắc chắn lợi nhuận là yếu tố được đặc biệt quan tâm; họ phải chuẩn bị đầy đủ các biện pháp để bảo vệ hàng xuất khẩu của mình, đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
- Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu là 1 cách để bạn kiểm tra xem hàng xuất khẩu của mình có xâm phạm sở hữu trí tuệ không. Việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng ký hay đang được sử dụng bởi một công ty khác ở nước khác có thể bị coi là xâm phạm quyền nhãn hiệu của công ty đó. Công ty có hàng hóa xuất khẩu có thể bị yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm. Đây có thể là một luồng gió lớn quét sạch toàn bộ chiến lược xuất khẩu và tiếp thị của công ty bạn. Việc tra cứu nhãn hiệu ở thị trường xuất khẩu có liên quan là một biện pháp cực kỳ cần thiết trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch xuất khẩu của bạn và việc tra cứu này nên được thực hiện trước khi lựa chọn nhãn hiệu.
- Thứ ba, tính lãnh thổ của nhãn hiệu: Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng có tính lãnh thổ và các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật quốc gia (hay khu vực có liên quan). Chính vì vậy; đối với hàng xuất khẩu bạn nên thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại cả quốc gia gốc của nhãn hiệu và cả thực hiện đăng ký quốc tế.
Cách đăng ký nhãn hiệu quốc tế
*Đối với hình thức đăng ký tại quốc gia sở tại thì bạn muốn đăng ký tại quốc gia nào thì chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ theo quy định của nước đó và nộp tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại.
*Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid:
Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam.
- Người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid.
- Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Hồ sơ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam gồm:
- 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
- 02 bản Tờ khai MM2 (đăng tải tại website: http://wipo.int);
- 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
- Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;
- Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000 VNĐ;
- Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: http://wipo.int
Thời gian xử lý đơn
- Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid, trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn thêm.
- Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, trong vòng 12 tháng, kể từ khi đơn được nộp hợp lệ nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn thêm.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA
Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ VNNA & Associates với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của VNNA về “Hàng xuất khẩu có nên đăng ký nhãn hiệu?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288