Các doanh nghiệp hiện nay đang đặc biệt ưa chuộng hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại để có thể nhanh chóng tăng độ phủ sóng cũng như doanh thu và giá trị cho thương hiệu. Có thể kể đến một ví dụ về chuyển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam mà trong thời gian gần đây được thực hiện rất nhiều và được các bạn trẻ quan tâm đó chính là: nhượng quyền thương mại đối với trà sữa, kem Mixue. Vậy thực chất thế nào là nhượng quyền thương mại tại Việt Nam? VNNA sẽ giải đáp trong bài viết này. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại 2005
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Thế nào là nhượng quyền thương mại tại Việt Nam?
Về khái niệm nhượng quyền thương mại thì theo quy định tại Điều 284 Luật Thương mại 2005 có nội dung cụ thể như sau:
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Ví dụ về nhượng quyền thương mại điển hình nhất của ngành cà phê Việt Nam không thể không nhắc đến thương hiệu nổi tiếng – Cà phê Trung Nguyên, một trong những công ty đầu tiên của nước ta áp dụng thành công mô hình nhượng quyền.
Quyền và nghĩa vụ của người nhận nhượng quyền
Theo Điều 288 luật Thương mại 2005 quy định về quyền của người nhận nhượng quyền thì:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Hơn nữa, mục đích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương mại là việc nhân rộng một mô hình kinh doanh đã được trải nghiệm thành công trên thương trường. Chính vì vậy, đối với nhượng quyền thương mại thì cần phải bảo đảm được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh đó như: chất lượng hàng hoá, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách thức bài trí cơ sở kinh doanh (từ hình ảnh bên ngoài cho đến khu vực bên trong của cơ sở); việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của Bên nhượng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên; các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống nhượng quyền thương mại chỉ có thể được bảo đảm khi giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhượng quyền thương mại.
Theo đó, Bên nhận nhượng quyền sẽ phải tuân thủ các quy định của bên nhượng quyền đối với đối tượng nhượng quyền như chịu kiểm soát của bên nhượng quyền, tiến hành tổ chức kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, cung cách phục vụ, bài trí cửa hàng… sao cho phù hợp với tiêu chuẩn cửa hàng của bên nhượng quyền.
Do đó, có thể hiểu bạn là ông chủ của cửa hàng nhận nhượng quyền nhưng không có quyền hoàn toàn đối với đối tượng nhượng quyền song sẽ được bên nhượng quyền hỗ trợ yêu cầu kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền,
Căn cứ tại Điều 289 Luật Thương mại 2005 có quy định nghĩa vụ cụ thể như sau:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng ;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền
Nếu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền không có thỏa thuận nào khác thì bên nhượng quyền có các quyền sau đây:
Một là, nhận tiền nhượng quyền;
Hai là, tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
Ba là, kiểm ha định kì hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ. Pháp luật thương mại Việt Nam cũng quy định tương tự về quyền của thương nhân nhượng quyền. Tuy nhiên, đối với quyền được kiểm soát của bên nhượng quyền trong hệ thống nhượng quyền nói chung và trong quan hệ đối với từng bên nhận quyền trong từng hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng thì ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể. Trong một bối cảnh pháp luật không quy định nhiều về vấn đề này, các bên phải tự thiết kế nên những điều khoản nhằm ràng buộc trách nhiệm và tự bảo vệ quyền lọi hợp pháp của chính mình trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, hầu hết pháp luật về nhượng quyền thương mại đều quy định rằng nếu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền không có thỏa thuận nào khác thì bên nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
Một là, cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
Hai là, đào tạo ban đầu và cung cấp frợ giúp kĩ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
Ba là, thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
Bốn là, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
Năm là, đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288