Một trong những bước vô cùng quan trọng khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu đó chính là phân loại sản phẩm/dịch vụ. Nhãn hiệu bạn đăng ký thuộc nhóm sản phẩm/dịch vụ nào thì sẽ được bảo hộ ở nhóm đó. Đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm thì phạm vi bảo hộ càng rộng nhưng đồng nghĩa với việc chi phí cao. Vậy nên đăng ký nhãn hiệu nhóm nào để tối ưu và giảm chi phí nhất? Vấn đề này sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Đăng ký nhãn hiệu nhóm nào để tối ưu và giảm chi phí nhất?
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về phạm vi quyền của nhãn hiệu, một nhãn hiệu khi đăng ký bắt buộc phải gắn với một sản phẩm hay dịch vụ nhất định đề làm căn cứ xác định phạm vi quyền và chi phí đăng ký.
Theo thông báo số 11353/TB-SHTT ngày 22/12/ 2022 thông báo về việc áp dụng bản tiếng Việt Bảng phân loại hàng hóa/dịch vụ Nice phiên bản 12-2023 từ ngày 01/01/2023, có 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ:
- Nhóm 1 đến nhóm 34: Nhóm sản phẩm
- Nhóm 35 đến nhóm 45: Nhóm dịch vụ
Trong đó có nhóm 35 là nhóm dịch vụ gồm Quảng cáo; Quản lý, tổ chức và quản trị kinh doanh; Hoạt động văn phòng. Theo quan điểm của IP Ngọc Anh; đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 là tối ưu và giảm chi phí nhất cho các chủ thể.
Bởi lẽ; nhóm 35 đặc biệt gồm cả:
- Tập hợp và trưng bày các loại hàng hoá khác nhau, không kể vận chuyển, vì lợi ích của khách hàng để họ dễ xem và mua các hàng hoá này; các dịch vụ này có thể được cung cấp bởi các cửa hàng bán lẻ, bán buôn hàng hoá hoặc thông qua máy bán hàng tự động, ca-ta-lô đặt hàng qua thư hoặc bằng các phương tiện truyền thông điện tử, ví dụ, qua trang web hoặc các chương trình mua bán trên tivi;
- Dịch vụ quảng cáo, marketing và thúc đẩy bán hàng, ví dụ, phân phát hàng mẫu, phát triển các ý tưởng quảng cáo, soạn thảo và xuất bản các tài liệu quảng cáo;
- Trưng bày hàng hóa trong các cửa hàng;
- Dịch vụ quan hệ công chúng;
- Sản xuất các chương trình mua sắm từ xa;
- Tổ chức hội chợ và triển lãm thương mại cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo;
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để thúc đẩy bán hàng;
- Dịch vụ hỗ trợ thương mại, ví dụ như tuyển dụng nhân sự, đàm phán hợp đồng kinh doanh cho người khác, phân tích giá cả thị trường, dịch vụ đại lý xuất nhập khẩu;
- Dịch vụ quản trị liên quan đến các giao dịch kinh doanh và hồ sơ tài chính, ví dụ như sổ sách kế toán, lập báo cáo thống kê tài khoản, kiểm toán doanh nghiệp và tài chính, đánh giá kinh doanh, dịch vụ lập bản khai thuế và khai thuế;
- Quản trị thương mại việc li-xăng hàng hóa và dịch vụ của người khác;
- Dịch vụ gồm việc đăng ký, sao chép, soạn thảo, biên soạn, sưu tập, hoặc hệ thống hoá các thông báo và đăng ký dạng văn bản, cũng như việc sưu tập các số liệu toán học hay thống kê;
- Hoạt động văn phòng, ví dụ như dịch vụ lên và nhắc lịch hẹn, tra cứu dữ liệu trong máy tính cho người khác, quản lý tệp tin máy tính, dịch vụ tổng đài điện thoại.
Như vậy; khi bạn kinh doanh bất cứ sản phẩm dịch vụ gì bạn đều có thể lựa chọn nhóm 35 để đăng ký nhãn hiệu, điều này sẽ giúp nhãn hiệu của bạn được bảo vệ tối ưu cũng như tiết kiệm chi phí đăng ký. Ví dụ: công ty bạn sản xuất và kinh doanh ruốc cá, thịt cá đóng hộp, bánh đa cá,…thì thay vì bạn phải đăng ký các nhóm 29 (ruốc cá, thịt cá,…), 30 (bánh đa cá,…) thì bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhóm 35 buôn bán các sản phẩm từ cá.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu;
- Bản đồ khu vực địa lý;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài ra; các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các giấy tờ khác (nếu có) như:
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
- Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
- Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ(Ví dụ: Xe ô tô).
- Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ như phân tích trên, sau đó có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
- Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:09-12 tháng.
Bước 4: Trả kết quả
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết:
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Đăng ký nhãn hiệu nhóm nào để tối ưu và giảm chi phí nhất?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288