Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?

Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?

Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?

Như các bạn đã biết, trong thời gian gần đây số ca mắc Covid – 19 đã ngày càng nhiều, bên cạnh đó một số dịch bệnh khác như: dịch cúm, dịch thủy đậu,… đang diễn biến phức tạp. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến đời sống của người dân nói chung và của người kinh doanh nói riêng. Vậy dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?

Việc đăng ký nhãn hiệu hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của chủ thể. Trong một số trường hợp khi dịch bệnh xảy ra sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu: ví dụ như năm 2020 khi dịch bệnh covid – 19 bùng phát mạnh mẽ dẫn đến hàng loạt các chỉ thị hạn chế đi lại dẫn đến việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gặp nhiều khó khăn; tuy nhiên sau đó Cục SHTT nhanh chóng khắc phục bằng biện pháp cho nộp hồ sơ online. Chính vì vậy; không thể khẳng định rằng khi dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu hay không mà hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể. 

IP Ngọc Anh xin đưa ra các lý do nên thực hiện đăng ký nhãn hiệu như sau: 

  • Thứ nhất, đăng ký nhãn hiệu là quyền của cá nhân, tổ chức; việc đăng đăng ký sẽ là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, logo, thương hiệu của Doanh nghiệp đang kinh doanh; Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường.
  • Thứ hai, tạo khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của Doanh nghiệp bạn với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác; cũng như tạo cho Doanh nghiệp một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.
  • Cuối cùng, một nhãn hiệu hàng hóa có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc lixăng hoặc bán nhãn hiệu đó

Hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo;
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu;
  • Bản đồ khu vực địa lý;
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.

Ngoài ra; các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các giấy tờ khác (nếu có) như:

  • Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
  • Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?
Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
  • Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
  • Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).
  • Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ(Ví dụ: Xe ô tô).
  • Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ như phân tích trên, sau đó có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

  • Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
  • Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:09-12 tháng.

Bước 4: Trả kết quả

Kết thúc thời gian thẩm định nội dung; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Dịch bệnh bùng nổ có nên đăng ký nhãn hiệu không?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.