Nhãn hiệu là sự sản phẩm của trí tuệ, vì vậy một nhãn hiệu hoàn toàn có thể được bảo hộ. Tuy nhiên không phải bất cứ nhãn hiệu nào cũng được bảo hộ mà cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Vậy câu hỏi đặt ra là có những trường hợp nào nhãn hiệu không đăng ký được? Vấn đề này; IP Ngọc Anh sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Một số trường hợp nhãn hiệu không đăng ký được
Pháp luật không có quy định về các trường hợp nhãn hiệu không đăng ký được mà chỉ quy định về điều kiện bảo hộ. Có nghĩa là các nhãn hiệu đều có khả năng đăng ký nhưng việc bảo hộ có được thực hiện hay không thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Các trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ
Về những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu đã được pháp luật quy định rõ tại Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước; (ví dụ: hình cờ đỏ sao vàng của quốc kỳ Việt Nam; hình quốc kỳ Hoa Kỳ…)
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép (ví dụ giống với cờ của đoàn thanh niên Việt Nam,… hay UNCEF, WHO, …..)
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; (Ví dụ: Nguyễn Huệ; Hồ Chí Minh….)
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; (Ví dụ: ISO; Hàng Việt Nam chất lượng cao….)
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. (Ví dụ: Bánh tráng được sản xuất và buôn bán tại Hà Nội nhưng lại lấy thương hiệu là bánh tráng anh A Tây Ninh,…).
Các trường hợp nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
Theo Khoản 2, điều 74, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về những trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt gồm:
- Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;…”
Những dấu hiệu khác không được bảo hộ
Ngoài ra, theo quy chế thẩm định nhãn hiệu còn một số dấu hiệu không được bảo hộ như nhãn hiệu bao gồm:
+ Dấu hiệu không nhìn thấy được như mùi vị (hiện nay âm thanh cũng có thể được bảo hộ như một nhãn hiệu phi truyền thống)
+ Dấu hiệu trái với trật tự xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh quốc gia ví dụ: cờ ba màu của nhà nước VNCH cũ.
Khi tiến hành đăng kí bảo hộ nhãn hiệu, khách hàng cần chú ý 07 trường hợp nêu trên để tránh việc hồ sơ bị loại, gây thất thoát về thời gian, tiền bạc cũng như công sức đăng ký.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Một số trường hợp nhãn hiệu không đăng ký được”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288