Nếu như, “Chả ram tôm Ái Nhi” là một nhãn hiệu thông thường; thì gốm Bát Tràng lại là một nhãn hiệu tập thể. Vậy nhãn hiệu tập thể khác gì với nhãn hiệu thông thường? Vấn đề này sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Nhãn hiệu tập thể khác gì với nhãn hiệu thông thường
Khái niệm
Nhãn hiệu thông thường là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau, được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ).
Nhãn hiệu tập thể là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên, tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó, được quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ví dụ như Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể như các làng nghề như: Rượu Tuy Lộc, Vải Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng…Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương.Vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Điểm giống nhau giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể
- Một là: Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều là đối tượng được pháp luật bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu có chức năng cơ bản và quan trọng nhất là phân biệt hàng hóa, dịch vụ.
- Hai là: Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể đều có chung điều kiện bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ là: Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
- Ba là: nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu tập thể có hiệu lực bảo hộ 10 năm tuy nhiên phải thực hiện gia hạn theo quy định.
- Bốn là: Cả nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu thông thường đều có thể chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Nhãn hiệu tập thể khác gì với nhãn hiệu thông thường
Chức năng của nhãn hiệu
Nhãn hiệu thông thường với nhãn hiệu tập thể có những điểm khác nhau về chức năng bao gồm:
- Nhãn hiệu thông thường có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
- Nhãn hiệu tập thể có chức năng là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác không phải là thành viên. Hơn thế nữa, nhãn hiệu tập thể sẽ giúp các thành viên trong tổ chức đó sẽ sử dụng để đi tiếp thị các sản phẩm của mình một cách tối ưu. Chiếm lợi thế hơn khi mới bắt đầu tham gia kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Nhờ vào uy tín mà tổ chức, tập thể đó xây dựng trước đó.
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký
Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
Như vậy; không giống nhãn hiệu thông thường là bất cứ cá nhân; tổ chức có nhu cầu thì có thể thực hiện đăng ký bảo hộ; nhãn hiệu tập thể phải do tổ chức tập thể (được thành lập hợp pháp) thực hiện. Đây chính là điểm lưu ý đầu tiên mà các Quý khách hàng cần quan tâm.
Chủ sở hữu
- Chủ sở hữu của nhãn hiệu thông thường pháp luật không quy định chặt chẽ bao gồm các cá nhân, tổ chức được cấp văn bằng bảo hộ
- Chủ sở hữu của nhãn hiệu tập thể là tổ chức được thành lập hợp pháp được cấp văn bằng bảo hộ như hợp tác xã, hiệp hội.
Chủ thể có quyền sử dụng
- Đối với nhãn hiệu thông thường, chủ thể có quyền sử dụng là chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép.
- Nhãn hiệu tập thể là thành viên của tổ chức và bản thân tổ chức đó.
Phạm vi bảo hộ
- Trong phạm vi bảo hộ, nhãn hiệu thông thường sẽ không được bảo hộ dấu hiệu mô tả nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ.
- Nhãn hiệu tập thể thì được bảo hộ dấu hiệu mô tả, xuất xứ địa lý của hàng hóa, dịch vụ.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu
Nhãn hiệu thông thường: pháp luật không quy định về quy chế sử dụng nhãn hiệu => không cần xây dựng quy chế sử dụng.
Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu được thành viên của một tổ chức (có nghĩa là nhiều người) cùng sử dụng; bởi lẽ đó có thể nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp; như vậy việc đặt ra quy chế sử dụng là điều không thể thiếu.
Nội dung chủ yếu bao gồm:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
Mời bạn đọc xem thêm bài viết:
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Nhãn hiệu tập thể khác gì với nhãn hiệu thông thường”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288