Nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước

Nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước

Nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng, xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ ra thế giới là mong muốn của đa số doanh nghiệp. Để nhãn hiệu được bảo hộ ở phạm vi quốc tế, chủ sở hữu phải đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài. Nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là: Nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước. IP Ngọc Anh mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc trên. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước

Việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của các chủ thể, bởi lẽ việc đăng ký quốc tế tại 1 nước hay nhiều nước thì sẽ mất các chi phí khác nhau và cũng có những lợi ích khác nhau.

Tuy nhiên, theo quan điểm của IP Ngọc Anh thì nên thực hiện đăng ký quốc tế tại nhiều nước, xuất phát từ những lý do sau:

Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu sẽ được thực hiện theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là doanh nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế ở quốc gia nào thì được bảo hộ ở quốc gia đó. Vì vậy, nếu đăng ký tại 1 quốc gia thì nhãn hiệu chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó, còn nếu đăng ký tại nhiều quốc gia thì phạm vi bảo hộ sẽ là nhiều quốc gia. Cụ thể: 

  • Doanh nghiệp – Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ các quốc gia đã đăng ký, phạm vi rộng giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi kinh doanh và phát triển. 
  • Tạo ra sự đảm bảo về mặt pháp lý trên phạm vi rộng. Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường.
  • Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc tế, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Sự đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu. Quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, doanh nghiệp có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).
  • Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại nước ngoài;

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại nhiều nước 

Việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại nhiều quốc gia thì IP Ngọc Anh khuyến khích các bạn thực hiện đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid. 

*Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid: 

Quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt Nam.

  • Người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thỏa ước Madrid.
  • Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

Hồ sơ đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam gồm:

  • 02 Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, đánh máy theo mẫu số: 06-ĐKQT Phụ lục C của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 bản Tờ khai MM2 (đăng tải tại website: http://wipo.int); 
  • 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo (Trường hợp đăng ký là nhãn hiệu màu thì ngoài 05 mẫu nhãn hiệu màu, người nộp đơn cần nộp 05 mẫu nhãn hiệu đen, trắng);
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam được nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Bản phô tô đơn đăng ký cơ sở hoặc bản phô tô Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • 02 bản MM18 trong trường hợp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có chỉ định vào Hoa Kỳ;
  • Phí thẩm định sơ bộ hình thức nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ: 2.000.000 VNĐ;
  • Phí nộp cho Văn phòng quốc tế có đăng tải tại website: http://wipo.int

Thời gian xử lý đơn

  • Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Madrid, trong vòng 18 tháng kể từ khi nộp đơn hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn thêm.
  • Đối với đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid, trong vòng 12 tháng, kể từ khi đơn được nộp hợp lệ nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn nếu đơn không bị nước chỉ định từ chối bảo hộ trong thời hạn quy định. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 20 năm và có thể gia hạn thêm.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Nên đăng ký nhãn hiệu quốc tế 1 nước hay nhiều nước “. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.