Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?

Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?

Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?

Hộ kinh doanh không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Theo đó, “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”. Vậy chắc hẳn nhiều người sẽ đặt câu hỏi rằng: Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không thì mời các quý đọc giả tham khảo bài viết dưới đây của IP Ngọc Anh. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?

Theo quy định tại Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung thì hiện nay có 7 chủ thể được tham gia đăng ký thương hiệu gồm:

  1. Những tổ chức, cá nhân muốn được đăng ký thương hiệu thì có quyền đăng ký thương hiệu với những sản phẩm, dịch vụ do tổ chức, cá nhân đó sản xuất và cung cấp.
  2. Cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường những phải đáp ứng đầy đủ những quy định của luật định.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó nhưng phải đáp ứng đủ quy định của pháp luật.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức sẽ cùng đăng ký quyền một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu của nhau nhưng phải đáp ứng những quy định khác của luật đưa ra.
  6. Những người có quyền đăng ký quy định luật sở hữu trí tuệ.
  7. Với các nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế.

Như vậy, hộ kinh doanh hoàn toàn có thể đăng ký thương hiệu.

Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?
Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?

Thủ tục đăng ký thương hiệu của hộ kinh doanh

Bước 1: Xác định thương hiệu mà hộ kinh doanh muốn đăng ký

Việc lựa chọn thương hiệu để đăng ký thành công và được cấp văn bằng bảo hộ là điều vô cùng quan trọng. Theo đó, để đăng ký thành công thương hiệu độc quyền, người đăng ký cần lưu ý một số yếu tố sau khi lựa chọn thương hiệu đăng ký:

  • Tên riêng, hình ảnh riêng, hoặc tổng hợp ác yếu tố dùng làm thương hiệu, không trùng với các nhãn hiệu, thương hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ;
  • Không dùng tên nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng dù khác lĩnh vực của mình của mình dự định đăng ký.
  • Không sử dụng tên thương mại của người khác, tên chỉ dẫn địa lý để đăng ký thương hiệu…

Bước 2: Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu

Nên tra cứu cho thương hiệu cần đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu; trước khi nộp đơn đăng ký để tránh trường hợp thương hiệu bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.

Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam: 

  • Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0&query=*:*# 
  • Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
  • Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
  • Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Bước 3: Chuẩn bị và nộp đơn đăng ký thương hiệu 

Hồ sơ đăng ký độc quyền thương hiệu gồm có:

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
  • 05 Mẫu logo nhãn hiệu kèm theo;
  • Giấy ủy quyền (nếu có) 

Người nộp đơn có thể nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội; hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Sau khi nộp đơn đăng ký thương hiệu Cục sẽ cấp số nhận đơn và đồng thời ghi nhận ngày nộp đơn của thương hiệu.

Chủ đơn sẽ theo dõi tiến trình đơn thông qua số đơn và ngày nộp đơn cho đến khi thương hiệu được cấp văn bằng bảo hộ.

Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Hộ kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.