Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu

Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu

Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu

Nhãn hiệu là một tài sản vô hình nhưng nó vô cùng quan trọng và mang lại rất nhiều lợi ích đặc biệt là trong kinh doanh. Bởi lẽ đó, các chủ thể không chỉ muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình chỉ trong phạm vi nhất định mà luôn hướng đến phạm vi rộng là toàn lãnh thổ đất nước hay trên toàn thế giới. Vậy câu hỏi đặt ra là phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu được giới hạn như thế nào? Vấn đề này sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 
  • Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.

Nội dung tư vấn 

Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu 

Quyền sở hữu trí tuệ là “quyền có tính lãnh thổ”, nghĩa là chúng thường chỉ được bảo hộ trong lãnh thổ một nước (ví dụ, nước Việt Nam) hoặc trong lãnh thổ một khu vực (ví dụ, trong lãnh thổ các nước thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI)) nơi đăng ký và nhận được sự bảo hộ. Pháp luật Việt Nam cũng đã quy định rõ về vấn đề này, Tại khoản 1 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định “Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam“. 

Vì vậy, một công ty đã nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp hợp pháp ở thị trường nội địa và đã được cấp các quyền thì không có nghĩa là quyền sở hữu trí tuệ đó chỉ được bảo hộ tại quốc gia đã đăng ký mà không mang lại sự bảo hộ ở thị trường khác, trừ khi các quyền đó đã được đăng ký và được cấp bởi cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia (hoặc khu vực) của thị trường khác có liên quan.

Ngoại lệ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: ở một số nước (chủ yếu là những nước có hệ thống pháp luật dựa trên “thông luật”, như Ôxtrâylia, Ấn Độ,Vương quốc Anh và Hoa Kỳ), nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng. Nghĩa là, khi nhãn hiệu đã được sử dụng trong lãnh thổ một nước có liên quan, nó sẽ nhận được sự bảo hộ ở một mức độ nhất định ngay cả khi chưa đăng ký.

Tuy nhiên, ngay ở những nước mà nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng thì nhìn chung tốt hơn hết bạn hãy đăng ký nhãn hiệu vì điều này sẽ mang lại sự bảo hộ mạnh hơn và làm cho việc thực thi được dễ dàng và ít phiền toái hơn một cách đáng kể.

Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu
Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu

Làm thế nào để bảo hộ nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế? 

Nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà nhãn hiệu đó đăng ký. Để đăng ký nhãn hiệu trên phạm vi quốc tế có hai hình thức sau: nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn qua hệ thống Madrid tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). 

Nộp đơn trực tiếp tại quốc gia muốn nhãn hiệu được bảo hộ

Khi bạn muốn đưa sản phẩm, thương hiệu của mình sang thị trường ở nước khác thì khi đó bạn cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại quốc gia đó. Bởi lẽ nhãn hiệu chỉ được bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nên việc đầu tiên của đăng ký nhãn hiệu quốc tế chính là lựa chọn quốc gia đăng ký bảo hộ.

Khi nộp đơn trực tiếp vào quốc gia bạn muốn nhãn hiệu được bảo hộ thì nhãn hiệu của bạn phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quốc gia đó quy định. Đồng thời các thủ tục, hồ sơ, thời gian để được cấp bằng cũng sẽ dựa trên pháp luật của quốc gia đó. Điều này sẽ gây khó khăn nếu như bạn không tìm được tổ chức có kinh nghiệm và uy tín để hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó.

Hình thức nộp đơn trực tiếp này thường được áp dụng cho trường hợp quốc gia mà bạn lựa chọn bảo hộ nhãn hiệu không phải là thành viên của hệ thống Madrid. Hình thức này chỉ áp dụng được với quốc gia bạn muốn đăng ký nên nếu muốn nhãn hiệu được bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ rất tốn thời gian và chi phí.

Nộp đơn qua hệ thống Madrid 

Cá nhân mang quốc tịch tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid hoặc tổ chức có cơ sở kinh doanh hợp pháp tại nước là thành viên của Hệ thống Madrid có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid.

Hình thức nộp đơn qua hệ thống Madrid giúp bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình cho nhiều quốc gia cùng một lúc. Bạn chỉ cần nộp một đơn duy nhất lên Cơ quan Sở hữu trí tuệ WIPO để được bảo hộ cùng lúc tại nhiều quốc gia, giúp bạn tiết kiệm được cả về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, điều kiện quan trọng các quốc gia này phải cùng là thành viên của hệ thống Madrid ( thành viên của Nghị định thư hoặc Thỏa ước Madrid).

  • Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Thỏa ước Madrid: bạn cần phải có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó tại quốc gia của mình trước khi tiến hành đăng ký lên Cơ quan WIPO.
  • Nếu quốc gia lựa chọn đăng ký là thành viên của Nghị định thư Madrid: không giống như  Thỏa ước Madrid, bạn chỉ cần có chấp nhận hợp lệ hình thức về việc nộp đơn nhãn hiệu tại quốc gia của mình để đáp ứng điều kiện hồ sơ tối thiểu cho việc đăng ký nhãn hiệu lên Cơ quan WIPO. Tại Việt Nam để đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam thì phải có đơn đăng ký cơ sở đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Doanh nghiệp ngoài quan tâm đến việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế thì họ cũng thường quan tâm đến trụ sở doanh nghiệp mình. Lựa chọn được trụ sở có vị trí thuận lợi và phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức cho thuê văn phòng mới nhất tại Startup House như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng theo giờ. Khi đó doanh nghiệp sẽ vừa lựa chọn được văn phòng có vị trí thuận lợi, đầy đủ tiện nghi và chi phí hợp lý.

Như vậy, để đăng ký nhãn hiệu quốc tế có thể lựa chọn một trong hai hình thức là đăng ký trực tiếp tại quốc gia muốn nhãn hiệu được bảo hộ hoặc đăng ký thông qua hệ thống Madrid.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn và đưa ra giải pháp sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Phạm vi lãnh thổ bảo vệ nhãn hiệu “, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.