Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi mà các doanh nghiệp được thành lập đều phải xác định rõ ngành nghề mà công ty mình sẽ kinh doanh. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp vẫn có thể có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh, có thể là cảm thấy không phù hợp và mong muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc cũng có thể do sự phát triển của công ty nên mới đăng ký thêm những ngành nghề kinh doanh khác. Vậy câu hỏi đặt ra là cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? Nộp hồ sơ ở đâu? Thủ tục ra sao? … Tất cả những vấn đề đó sẽ được IP Ngọc Anh giải đáp trong bài viết “Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh”. Mời bạn đọc cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại năm 2005
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật Đầu tư 2020
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP
  • Thông tư 47/2019/TT – BTC

Nội dung tư vấn

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Hiện nay, chưa có quy định về khái niệm ngành, nghề kinh doanh.

Tuy nhiên, Quyết định 27/2018/QĐ-TTg đã quy định về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và ban hành kèm theo đó Phụ lục quy định danh sách mã ngành nghề kinh doanh.

Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định, doanh nghiệp được quyền:

  • Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

Như vậy, doanh nghiệp được quyền tự do lựa chọn một trong các ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, khi có nhu cầu mở rộng phát triển, doanh nghiệp hoàn toàn được quyền thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Khi có nhu cầu thay đổi, bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Hồ sơ thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (mẫu Phụ lục II-1 ban hành kèm theo  Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
  • Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Trình tự, thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ 

Đầu tiên, các doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thì hồ sơ cần có thêm giấy ủy quyền.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh thì chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật, cá nhân, tổ chức được ủy quyền sẽ chọn một trong hai cách sau để nộp:

  • Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
  • Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

Bước 2: Giải quyết hồ sơ 

Khi nhận được hồ sơ yêu cầu đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Nếu hồ sơ của doanh nghiệp hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận, bổ sung thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp lên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo, hướng dẫn cho doanh nghiệp tiến hành sửa đổi, bổ sung và nộp lại trong thời hạn là 03 ngày.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo việc đăng ký thêm ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh, nếu không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ 

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp bản cứng đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để nhận giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.

Bước 4: Các công việc cần thực hiện sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh

Công bố nội dung thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Theo quy của Luật Doanh nghiệp 2020, thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp công bố công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới

Ngoại trừ việc doanh nghiệp thay đổi nội dung của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh thì không phải thực hiện thủ tục công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi thông tin  về việc doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thêm các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cho các cơ quan nhà nước như: cơ quan thuế,  thống kê, quản lý lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác cùng cấp, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày  cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

Cá nhân, tổ chức có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp các thông tin mà doanh nghiệp phải công khai theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp  như:

  • Tư vấn toàn bộ quy trình, thủ tục thành lập công ty cho khách hàng từ A-Z
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty theo thông tin khách hàng cung cấp;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký và nhận kết quả gửi cho khách hàng;
  • Khắc dấu, công bố mẫu dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia;
  • Trực tiếp tư vấn và bàn giao kết quả cho khách hàng tại địa chỉ khách hàng yêu cầu
  • Khách hàng không phải đi lại dù chỉ 1 lần trong quá trình thành lập doanh nghiệp;
  • Khách hàng được sử dụng miễn phí 1 số dịch vụ sau khi thành lập công ty tại IP Ngọc Anh

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh ”, nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288