Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
Nội dung tư vấn
Tại sao phải tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
– Tránh xâm phạm quyền SHCN đối với các đối tượng SHCN đã được bảo hộ của chủ thể khác;
– Đánh giá khả năng bảo hộ của các đối tượng SHCN (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ);
– Phản đối việc cấp văn bằng cho các đối tượng không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, kể cả sau khi đã được cấp bằng;
– Tránh được các chi phí không cần thiết cho việc nghiên cứu những giải pháp kỹ thuật đã biết;
– Xác định và đánh giá công nghệ để mua, bán li-xăng và chuyển giao công nghê;
– Xác định các công nghệ thay thế;
– Nắm bắt các giải pháp có sẵn cho các vấn đề kỹ thuật;
– Tìm kiếm ý tưởng cho việc tiếp tục đổi mới công nghệ;
– Tìm kiếm các đối tác kinh doanh;
– Theo dõi hoạt động của các đối thủ cạnh tranh hiện thời và tiềm năng trong tương lai;
– Tìm kiếm thị trường thích hợp;
– Lựa chọn các đối tượng SHCN đang có hiệu lực để ký kết hợp đồng mua bán quyền sử dụng, chuyển giao công nghệ, bí quyết sản xuất;
Cách tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
Có các công cụ nào để tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp
– Các cơ sở dữ liệu tra cứu trên internet;
– Các Bảng phân loại (IPC, Locarno, Ni-xơ, Viên)
– Bảng tra theo từ khóa;
– Các đĩa quang dùng để tra cứu;
– Công báo SHCN;
– Sổ Đăng bạ quốc gia.
Một số trang web tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp hữu ích
https://wipopublish.ipvietnam.gov.vn
Đây là các trang web tra cứu thông tin sáng chế thuộc thư viện số về sở hữu công nghiệp của Việt Nam; tại trang web này người dùng tin có thể tìm kiếm thông tin về các đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích đã công bố/được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.
https://patentscope.wipo.int/search/en/search.jsf
Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế do WIPO cung cấp; tính đến 31/12/2017, người dùng tin có thể tra cứu khoảng trên 60 triệu tư liệu thông tin sáng chế của nhiều quốc gia/tổ chức tại website này, trong đó bao gồm thông tin dữ liệu thư mục sáng chế/GPHI của Việt Nam.
https://worldwide.espacenet.com/?locale=en_EP
Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế do EPO cung cấp, tại công cụ tra cứu này, người dùng tin có thể tra cứu gần 100 triệu tư liệu sáng chế, được EPO thu thập từ hơn 90 quốc gia/tổ chức trên thế giới.
http://patft.uspto.gov/netahtml/PTO/index.html
Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế của USPTO, tại đây, người dùng tin có thể lựa chọn tra cứu thông tin về các bằng sáng chế đã được cấp dạng toàn văn của Mỹ từ năm 1976 đến nay, hoặc lựa chọn tra cứu thông tin về các đơn sáng chế của Mỹ từ năm 2001 đến nay.
https://www.j-platpat.inpit.go.jp/
Đây là trang web tra cứu thông tin sáng chế của JPO, tại đây, người dùng tin có thể tra cứu thông tin về các đơn/bằng sáng chế dạng toàn văn của Nhật Bản.
Nguồn: Trang website của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Một số thủ tục liên quan đến sở hữu công nghiệp
Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển nhượng quyền SHCN là việc chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Hồ sơ yêu cầu chuyển nhượng quyền SHCN gồm:
- Tờ khai yêu cầu chuyển nhượng (theo mẫu 01-HĐCN tại Phụ lục D của Thông tư 01);
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN;
- Bản gốc VBBH;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
- Tài liệu khác (nếu cần).
– Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.
– Phí, lệ phí:
- Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH
- Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn
- Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH
Quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác được sử dụng đối tượng SHCN thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Hồ sơ yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN gồm:
- Tờ khai yêu cầu chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (theo mẫu 02-HĐSD tại Phụ lục D của Thông tư 01);
- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN (02 bản);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, nếu quyền SHCN tương ứng thuộc sở hữu chung;
- Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
- Tài liệu khác (nếu cần).
– Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn
– Kết quả thực hiện: Ra Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định từ chối ghi nhận chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người nộp đơn.
– Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn
- Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH
- Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn
- Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH
Dịch vụ đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích của VNNA
CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan sáng chế/giải pháp hữu ích như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sáng chế/ giải pháp hữu ích nói riêng;
- Thực hiện tra cứu sáng chế/ giải pháp hữu ích và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho sáng chế/ giải pháp hữu ích;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại sáng chế/ giải pháp hữu ích định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và quốc tế;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ;
- Xử lý xâm phạm quyền và các vấn đề liên quan,
Trên đây là tư vấn của VNNA, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Việt Nam và Quốc tế hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288