Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ?

Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ?

Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ?

Việt Nam ta có rất nhiều đặc sản nổi tiếng; chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua những sản phẩm như: Gạo Điện Biên; nhãn lồng Hưng Yên; hay chả mực Hạ Long;… Các đặc sản thường gắn liền với địa chỉ nguồn gốc. Vậy tại sao có thể đặt tên gắn liền với địa chỉ như vậy; đặt như vậy được hiểu như thế nào; có ý nghĩa gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được VNNA giải đáp trong bài viết: “Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ?“. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết! 

Căn cứ pháp lý 

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022) 

Nội dung tư vấn 

Chỉ dẫn địa lý là gì? Điều kiện bảo hộ ?

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Ví dụ như: Chè Tân Cương (Thái Nguyên); Nước mắm Phan Thiết;… 

Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý do điều kiện địa lý quyết định, được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó.

Điều kiện địa lý mang lại danh tiếng, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý gồm: Yếu tố tự nhiên (khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác); Yếu tố con người (kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương…).

Chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính, định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hoá học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra phù hợp.

Khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý có ranh giới được xác định một cách chính xác bằng từ ngữ và bản đồ.

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý 

Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhận đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Quyền sở hữu và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý: 

Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nước. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý thực hiện quyền sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý:  Cá nhân, tổ chức sản xuất/kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý trong khu vực địa lý tương ứng.

Sử dụng chỉ dẫn địa lý:

  • Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
  • Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.
  • Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý 

Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Bài viết trên của  tham khảo thông tin tại nguồn Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

Dịch vụ đăng ký chỉ dẫn địa lý của VNNA

CÔNG TY TNHH SỞ HỮU TRÍ TUỆ VNNA & ASSOCIATES với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký chỉ dẫn địa lý như:

  • Đánh giá khả năng bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý;
  • Tra cứu và cung cấp thông tin về việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý;
  • Tư vấn về việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý đã đăng ký.
  • Tư vấn và tiến hành giải quyết xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với Chỉ dẫn địa lý.
  • Tư vấn và đại diện khách hàng tiến hành đăng ký Chỉ dẫn địa lý ra các nước trên thế giới.
  • Tư vấn giải quyết khiếu nại, tranh tụng liên quan đến Chỉ dẫn địa lý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi , hãy liên hệ với VNNA để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@vnna.com.vn
  • Hotline:  0862 618 669 hoặc 0865 069 288