Hướng dẫn gia hạn mã số mã vạch

Hướng dẫn gia hạn mã số mã vạch

Hướng dẫn gia hạn mã số mã vạch

Xuất phát từ những lợi ích mà việc đăng ký mã số mã vạch đem lại cũng như là sự khuyến khích của Nhà nước; thì việc đăng ký mã số mã vạch ngày càng phổ biến. Sau khi thực hiện các thủ tục đăng ký theo quy định pháp luật; các tổ chức/doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch. Tuy nhiên giấy chứng nhận này không có thời hạn vĩnh viễn; mà các chủ thể cần thực hiện thủ tục gia hạn để tiếp tục được sử dụng mã số mã vạch đó cũng như là tránh bị xử phạt. Trong bài viết dưới đây; IP Ngọc Anh sẽ hướng dẫn gia hạn mã số mã vạch tới quý bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi! 

Căn cứ pháp lý 

  • Nghị Định Số 132/2008/NĐ-CP
  • Nghị Định Số 74/2018/NĐ-CP
  • Thông tư 232/2016/TT-BTC
  • Thông tư số 10/2020/TT-BKHCN

Nội dung tư vấn 

Mã số mã vạch là gì?

Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh mẫu sản phẩm, dịch vụ, khu vực, tổ chức triển khai, cá thể.

Mã vạch là phương pháp tàng trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính ( mã vạch một chiều ) ; tập hợp điểm ( Data Matrix, QRcode, PDF417 và những mã vạch hai chiều khác ); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến ( RFID ) và những công nghệ tiên tiến nhận dạng khác.

Mã số mã vạch của nước ta gồm có:

  • Mã doanh nghiệp ( GS1 ): do GS1 vương quốc cấp cho người sử dụng;
  • Mã số rút gọn ( EAN 8 );
  • Mã số khu vực toàn thế giới ( GLN ). 

Mã số mã vạch của sản phẩm & hàng hóa gồm có 2 phần : phần mã vạch và phần mã số. Mã số giúp con người hoàn toàn có thể nhận diện được sản phẩm & hàng hóa ; mã vạch giúp máy quét đọc được khi đưa vào quản trị mạng lưới hệ thống. Mã số mã vạch trên loại sản phẩm là một trong những tín hiệu đặc biệt quan trọng để phân biệt hàng giả, hàng nhái cũng như nguồn gốc của mẫu sản phẩm .

Hướng dẫn gia hạn mã số mã vạch

Mã số mã vạch có thời hạn bao lâu?

Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Và trong 3 năm này quý vị phải thực hiện thủ tục gia hạn mã vạch. Gia hạn mã vạch hay còn gọi là nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

Mức phí gia hạn là bao nhiêu?

Điều 4, Thông tư 232/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Về phí gia hạn mã số mã vạch – mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):

STT Phân loại phí Mức thu
(đồng/năm)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

– Trường hợp cá nhân, tổ chức được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì sẽ chỉ phải nộp 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch.

–  Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân phải nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên (năm được cấp); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Cách thức nộp phí gia hạn?

Về cách thức nộp, cá nhân, tổ chức có thể nộp phí bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào các địa chỉ sau:

1.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

  • Chi nhánh: Cầu Giấy
  • Số tài khoản: 1507201067262
  • Đơn vị hưởng: Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

2.Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)

  • Chi nhánh: Nam Thăng Long 
  • Số tài khoản: 120000056923 
  • Đơn vị hưởng:  Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam

Cần lưu ý, khi chuyển khoản tổ chức, cá nhân phải ghi rõ tên, ghi rõ loại phí nộp (phí duy trì) và ghi thêm mã số doanh nghiệp – theo Giấy chứng nhận do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng cấp – vào chứng từ chuyển khoản để tiện theo dõi (ví dụ: 893……).

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến mã số mã vạch như:

  • Tư vấn pháp luật về mã số mã vạch
  • Tư vấn, thực hiện chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
  • Tư vấn, thực hiện chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử mã số mã vạch
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Các dịch vụ sở hữu trí tuệ khác của IP Ngọc Anh

Bên cạnh dịch vụ đăng ký mã số mã vạch, IP Ngọc Anh còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác liên quan đến sở hữu trí tuệ như: thiết kế logo độc quyền; đăng ký nhãn hiệu (đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài,…); đăng ký kiểu dáng công nghiệp; đăng ký bản quyền tác giả;… Cụ thể IP Ngọc Anh sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn pháp luật về các vấn đề liên quan;
  • Thực hiện tra cứu và đánh giá khả năng cấp văn bằng/giấy chứng nhận đối với các dịch vụ;
  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Hướng dẫn gia hạn mã số mã vạch”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sở hữu hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.