Luật Sở hữu trí tuệ không quy định bắt buộc phải đăng ký bảo hộ Logo. Tuy nhiên, Logo có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường; tránh được mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đồng thời là căn cứ pháp lý để đề nghị cơ quan chức năng xử lý các vi phạm. Vậy có các hình thức đăng ký bảo hộ logo nào? Trong bài viết dưới đây; chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý đọc giả các hình thức có thể thực hiện để bảo hộ cho logo của mình. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Các hình thức đăng ký bảo hộ logo
Logo là biểu tượng đặc trưng của một doanh nghiệp, logo gắn lên sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được với sản phẩm/dịch vụ của khác. Ví dụ như hình ảnh logo IP Ngọc Anh ở dưới đây!
Theo quy định của pháp luật; các chủ thể có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký bảo hộ Logo dưới đây:
- Một là, đăng ký bản quyền Logo trên danh nghĩa nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Hai là, đăng ký bản quyền Logo trên danh nghĩa bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.
Mỗi hình thức đăng kí sẽ có ưu nhược điểm khác nhau. Vì vậy, tùy vào mục đích, nhu cầu sử dụng doanh nghiệp lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp. Tuy nhiên vẫn có thể bảo hộ logo bằng cả 2 hình thức để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích. Sau đây; IP Ngọc Anh sẽ giới thiệu thủ tục đăng ký bảo hộ logo dưới cả hai hình thức để bạn đọc tham khảo.
Hình thức đăng ký bảo hộ logo thứ nhất (đăng ký nhãn hiệu)
Hồ sơ đăng ký logo nhãn hiệu
Đối với hồ sơ đăng ký bản quyền Logo trên danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm:
- 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
- 05 Mẫu logo nhãn hiệu kèm theo;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng của sản phẩm mang nhãn hiệu;
- Bản đồ khu vực địa lý;
- Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu.
Ngoài ra; các cá nhân, tổ chức phải chuẩn bị các giấy tờ khác (nếu có) như:
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
- Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
- Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
- Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Thủ tục đăng ký logo nhãn hiệu
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- Truy cập vào địa chỉ tra cứu nhãn hiệu: http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn/wopublish-search/public/trademarks?0&query=*:*#
- Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).
- Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).
- Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.
Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ như phân tích trên, sau đó có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:
- Nộp đơn trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Thành phố Đà Nẵng.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
- Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc sau:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
- Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:09-12 tháng.
Bước 4: Trả kết quả
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung; Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do.
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng; người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu. Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Hình thức đăng ký bảo hộ logo thứ hai (đăng ký quyền tác giả)
Hồ sơ đăng ký bản quyền logo
Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, để tiến hành đăng kí bản quyền Logo trên danh nghĩa bản quyền tác giả, chủ sở hữu Logo cần chuẩn bị:
- Tờ khai (đơn) đăng ký bản quyền cho logo;
- Quyết định giao việc hoặc hợp đồng thuê thiết kế logo hoặc tuyên bố quyền tác giả (trường hợp chủ sở hữu logo không đồng thời là tác giả sáng tạo logo);
- Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra logo;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu tác giả sáng tạo ra logo;
- Bản sao Đăng ký kinh doanh/chứng minh thư nhân dân/quyết định thành lập của chủ sở hữu logo;
- Hai bản in màu logo có chữ ký của chủ sở hữu (nếu chủ sở hữu là cá nhân) hoặc chữ ký và dấu công ty (nếu chủ sở hữu là Công ty);
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền.
Thủ tục đăng ký bản quyền logo
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng kí bản quyền Logo
Hồ sơ chuẩn bị cho việc đăng ký bản quyền Logo được chuẩn bị thành 02 bản. Các tài liệu cần chuẩn bị tương ứng với sự phân tích trên của IP Ngọc Anh.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền Logo
Chủ sở hữu Logo nộp hồ sơ đăng ký bản quyền Logo trên danh nghĩa bản quyền tác giả nộp hồ sợ tại Cục Bản quyền tác giả.
Địa chỉ cục bản quyền:
- Tại Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/ 2 phố Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội;
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh;
- Tại Đà Nẵng: Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng;
Trường hợp người nộp đơn không sinh sống hoặc làm việc tại các tỉnh/thành phố trên có thể lựa chọn hình thức nộp đơn đăng ký thông qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả
Theo quy định tại Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký bản quyền Logo tại Cục bản quyền tác giả, trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Các hình thức đăng ký bảo hộ logo”. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: ip@vnna.com.vn
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288