Sáng chế – Giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế - Giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế – Giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế/Giải pháp hữu ích là một trong những đối tượng được bảo hộ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn còn chưa nắm rõ sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì? Thậm chí còn có sự nhầm lẫn giữa sáng chế và giải pháp hữu ích. Trong bài viết này, IP Ngọc Anh sẽ nêu ra khái niệm về sáng chế/giải pháp hữu ích cũng như so sánh giữa sáng chế và giải pháp hữu ích để quý vị đọc giả có thể nắm rõ và phân biệt. 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Sáng chế – Giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Trong đó, giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

Giải pháp kỹ thuật có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

Thứ nhất là sản phẩm:

  • sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phẩm đó có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc
  • sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

Thứ hai là quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, v.v.) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trìn, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

So sánh sáng chế và giải pháp hữu ích

Điểm giống nhau 

Thứ nhất, cả hai đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu/hình dáng/cách thức thể hiện… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng v.v.

Thứ hai, cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế/giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi. Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không.

Thứ ba, giải pháp hữu ích cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Điểm khác nhau

Mặc dù bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích có những nét tương đồng, nhưng không thể đồng nhất giải pháp hữu ích với sáng chế vì giữa hai đối tượng này vẫn có sự khác biệt cơ bản ở các khía cạnh:

  • Thứ nhất, yêu cầu về tính sáng tạo của giải pháp hữu ích thấp hơn so với sáng chế. Trong khi để giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp còn phải có trình độ sáng tạo; thì giải pháp kỹ thuật chỉ cần có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp là có thể được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
  • Thứ hai, thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế. Trong khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn thì bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Thứ ba, đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng chế. Thông thường, các quy trình không được bảo hộ dưới danh nghĩa là giải pháp hữu ích. Trong khi đó sáng chế luôn được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Sáng chế – Giải pháp hữu ích là gì?”. Hy vọng hữu ích với bạn đọc. Hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết. 

  • Email: info@ipngocanh.com.vn
  • Hotline:  0862618669