Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất

Vấn đề chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng. Như các bạn đã biết tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một giấy tờ không thể thiếu khi thực hiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Để góp phần thuận tiện cho các bạn, sau đây IP Ngọc Anh sẽ cung cấp mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp chuẩn cũng như hướng dẫn cách điền chính xác. Mời bạn đọc theo dõi! 

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)

Nội dung tư vấn

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Tài liệu tối thiểu 

– 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;

– 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau:

  • Tên kiểu dáng công nghiệp;
  • Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp;
  • Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất;
  • Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ;
  • Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp;
  • Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

– 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Tài liệu khác 

– Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Như đã phân tích ở trên; mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất, không thể thiếu trong khi chuẩn bị đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Hiện nay, mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp mới nhất là mẫu số 03 – KDCN – Phụ lục A, Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ. 

IP Ngọc Anh mời quý đọc giả xem trước và tải xuống mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

TẢI XUỐNG VĂN BẢN TẠI ĐÂY

 

Hướng dẫn viết chuẩn mẫu tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Lưu ý: Góc phải trên cùng của tờ khai là phần “Dấu nhận đơn” phần này dành cho cơ quan có thẩm quyền nên người khai để trống. 

  1. Tại ô (1) bao gồm hai phần: ghi rõ tên kiểu dáng công nghiệp và phân loại quốc tế kiểu dáng công nghiệp;
  2. Ô (2) là phần dành cho chủ đơn, ghi đầy đủ các thông tin cá nhân: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email, fax (nếu có). Trường hợp vừa là chủ đơn vừa là tác giả thì tích (X) vào ô thứ nhất; trường hợp còn chủ đơn khác thì thực hiện kê khai thông tin tại trang bổ sung; 
  3. Ô (3) là phần dành cho đại diện của chủ đơn: có 3 ô vuông nên người khai cần tích vào ô thích hợp. Tích (X) vào ô thứ nhất nếu là người đứng đầu của tổ chức hoặc người giám hộ của người vị thành niên; tích vào ô thứ hai nếu là tổ chức đại diện đủ điều kiện hành nghề, có giấy ủy quyền của chủ đơn và điền mã địa diện; tích vào ô thứ ba nếu cá nhân được ủy quyền, người thuộc tổ chức được người đứng đầu tổ chức ủy quyền, người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài. Ngoài ra, cũng điền đầy đủ các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, fax (nếu có);
  4. Ô (4) là phần tác giả ghi đầy đủ các thông tin cá nhân (họ tên, quốc tịch, địa chỉ, số điện thoại,…); 
  5. Ô (5) là yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; nếu không có thì bỏ qua mục này; 
  6. Ô (6) là phần phí và lệ phí (Ghi rõ số tiền);
  7. Ô (7) là phần tài liệu có trong đơn: tích (X) vào những ô có tài liệu mà bạn chuẩn bị (ghi rõ số lượng bao nhiêu trang, bao nhiêu bản,…). Nếu có các tài liệu khác thì ghi rõ tên tài liệu và số lượng tại trang bổ sung;
  8. Ô (8) tại phần cam kết của chủ đơn thì ký và ghi rõ họ tên.

Dịch vụ đăng ký kiểu dáng công nghiệp của IP Ngọc Anh

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến kiểu dáng công nghiệp như:

  • Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và kiểu dáng công nghiệp nói riêng;
  • Thực hiện tra cứu kiểu dáng công nghiệp và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho kiểu dáng;
  • Tư vấn phương hướng sửa đổi lại kiểu dáng dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng tại Cục sở hữu trí tuệ.

Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Trung Quốc hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.