MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – THƯƠNG HIỆU

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – THƯƠNG HIỆU

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – THƯƠNG HIỆU

1. Được pháp luật chứng nhận quyền sở hữu nhãn hiệu.

Một khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay nói cách khác là văn bằng bảo hộ điều đó có nghĩa là nhãn hiệu của doanh nghiệp được độc quyền bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực đã đăng ký và các lĩnh vực liên quan. Mọi doanh nghiệp và cá nhân khác tất cả đều không được phép sử dụng, đăng ký nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương đương. Đây chính là mục đích quan trọng nhất trong việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

2. Hạn chế được tất cả hành vi xâm phạm nhãn hiệu và có thể được xử lý ví dụ như: ăn cắp, làm giả, làm nhái, bắt chước nhãn hiệu… 

Từ trước tới nay đây luôn là vấn đề nan giải nhất của các Doanh nghiệp. Bởi lẽ, nhãn hiệu có thể bị các bên khác ăn cắp, làm nhái sản phẩm kém chất lượng khiến cho người tiêu dùng hoang mang khó phân biệt được đâu là hàng thật hàng giả. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm sút uy tín và doanh thu tài chính của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi các nhãn hiệu đã được chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền thì các bên đạo nhái thường sẽ có dự dè chừng khi sử dụng vì các đơn vị đó có thể lường trước được những hậu quả phải gánh chịu trước pháp luật về hành vi của mình.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các đơn vị khác vẫn bất chấp vi phạm pháp luật để sử dụng nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Đối với tình huống như vậy, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm trên bằng cách tự mình yêu cầu các đơn vị chấm dứt hành vi vi phạm và phải bồi thường thiệt hại (nếu có). Hoặc hơn nữa, Doanh nghiệp có thể tố cáo hành vi vi phạm tới các cơ quan quản lý thị trường, yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, tiến hành khởi kiện các đơn vị vi phạm tại Toà án nhân dân…Với việc sở hữu văn bằng bảo hộ là bằng chứng chắc chắn nhất để bảo vệ quyền lợi cho Doanh nghiệp và từ đó có cơ sở để xử lý bất cứ hành vi xâm phạm nào tới nhãn hiệu của Doanh nghiệp.

Điển hình nhất là vụ công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Sài Gòn Việt Nam sản xuất “Bia Sài Gòn Việt Nam” bán ra thị trường với quy mô kinh doanh thương mại, sở hữu nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm tương đương gây nhầm lẫn về hàng hoá với nhãn hiệu “Bia Sài Gòn”. Trong đó, sản phẩm “Bia Sài Gòn” đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thuộc quyền sở hữu của Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). SABECO đã giành được kết quả phần thắng trong vụ kiện trên và bảo vệ được hoàn toàn thương hiệu của doanh nghiệp thông qua sự can thiệp của Cục sở hữu trí tuệ và cơ quan có thẩm quyền.

3. Tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng.

VIệc sử dụng nhãn hiệu sản phẩm chính là cách tiếp cận gần gũi nhất tới khách hàng của Doanh nghiệp. Thông quan việc sản phẩm được bảo hộ, Doanh nghiệp có thể quảng bá nhãn hiệu đến người tiêu dùng một cách rộng rãi, với chất lượng sản phẩm xây dựng được niềm tin và dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Bằng cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm góp phần trong việc bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng. Người tiêu dùng dễ dàng có thể tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chính hãng để tạo niềm tin lớn đối với Doanh nghiệp.

4. Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác.

Một sự thật là không có bất kỳ nhà đầu tư hay đối tác nào muốn “rót tiền” vào Doanh nghiệp mà có sản phẩm trôi nổi, hàng giả hàng nhái kém chất lượng và đặc biệt không được bảo hộ bởi bất cứ cơ sở pháp lý nào. Cho nên, Doanh nghiệp sở hữu những nhãn hiệu sản phẩm được bảo hộ cộng thêm với những dự án đầu tư tiềm năng sẽ luôn là điểm đến lý tưởng hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo nên những cơ hội hợp tác về lâu dài và bền vững. Chính vì vậy, đây chính là một trong các lí do khiến nhiều nhà đầu tư chú ý về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.

5. Tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.

Với việc đã đăng ký nhãn hiệu, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm dành toàn bộ tài sản, trí tuệ, nhân lực để xây dựng và phát triển, tạo hướng đi riêng cho mình thay vì phải mất quá nhiều công sức, thời gian và tài chính để lo lắng và xử lý các vi phạm về nhãn hiệu sản phẩm. Đồng thời, đối vói Doanh nghiệp có nhãn hiệu riêng, thị phần riêng , tệp khách hàng riêng sẽ cần phải đòi hỏi sự đầu tư kinh doanh mở rộng không những về quy mô kinh doanh mà còn cả về nâng cao chất lượng để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng cũng như thu về lợi nhuận cao nhất cho Doanh nghiệp.

Khi đã đăng ký nhãn hiệu, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm dành toàn bộ tài sản, trí tuệ, nhân lực của mình để xây dựng và phát triển, định hướng được hướng đi riêng cho mình thay vì phải mất quá nhiều thời gian, công sức, tài chính để lo lắng và xử lý các vi phạm nhãn hiệu. Đồng thời, đối với Doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu riêng, có thị phần riêng, khách hàng riêng sẽ phải đòi hỏi sự đầu tư mở rộng hơn về quy mô kinh doanh, nâng cao về chất lượng phục vụ người tiêu dùng và thu về lợi nhuận cao nhất.

Việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chính là một cách tốt nhất để có thể bảo vệ và đem lại những lợi ích to lớn giúp cho Doanh nghiệp. Chúng tôi luôn khuyến khích khách hàng thực hiện thủ tục này càng sớm càng tốt vì những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đem lại.