Như các bạn đã biết, nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ hoặc chỉ có phần hình hoặc chỉ có phần chữ. Nhìn chung về phần hình rất ít xảy ra các trường hợp bị trùng; tuy nhiên phần chữ thì ngược lại, thường xuyên là lý do bị từ chối. Bởi lẽ đó, trong bài viết này; IP Ngọc Anh sẽ hướng dẫn quý đọc giả: cách đặt tên nhãn hiệu để được bảo hộ. Mời bạn đọc cùng theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
Nội dung tư vấn
Cách đặt tên nhãn hiệu để được bảo hộ
Đặt tên nhãn hiệu có khả năng phân biệt
Đầu tiên công ty muốn đặt tên nhãn hiệu phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy; trước tiên để nhãn hiệu đó được bảo hộ thì tên nhãn hiệu cần phải có yếu tố phân biệt, yếu tố phân biệt ở đây thường là tên riêng của chủ sở hữu; ví dụ: Nhãn hiệu “Phở Thìn” sẽ được bảo hộ vì “Thìn” là tên riêng còn nhãn hiệu “Phở bò” sẽ không được bảo hộ vì mang tính chất mô tả.
Đặt tên nhãn hiệu không có những dấu hiệu không được bảo hộ
Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy; khi đặt tên nhãn hiệu cần lưu ý tránh những dấu hiệu sau:
- Không đặt tên có chứa những dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép; (ví dụ như: WHO, WTO,…)
- Không đặt tên có những dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài; (ví dụ: Nguyễn Ái Quốc, E – đi – sơn,…)
- Không đặt tên có những dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ (ví dụ: bánh tránh sản xuất và buôn bán tại Hà Nội nhưng lại đặt tên nhãn hiệu là bánh tráng X Tây Ninh,…).
Không đặt tên nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu nổi tiếng
Theo Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Theo quy định nhãn hiệu nổi tiếng không cần đăng ký vẫn được bảo hộ tự thân. Do vậy; khi các chủ thể đặt tên cho nhãn hiệu của mình thì chỉ nên tham khảo chứ không nên đặt trùng với các nhãn hiệu nổi tiếng.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của IP Ngọc Anh
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ IP Ngọc Anh với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến nhãn hiệu như:
- Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
- Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
- Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
- Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
- Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Trên đây là tư vấn của IP Ngọc Anh về “Cách đặt tên nhãn hiệu để được bảo hộ”, nếu quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Nhật Bản hãy liên hệ với IP Ngọc Anh để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
- Email: info@ipngocanh.com
- Hotline: 0862 618 669 hoặc 0865 069 288